Bài 4. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

Lý thuyết và bài tập cho Bài 4. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông, Chương 1, Phần hình học, Toán 9

Trong một tam giác vuông nếu cho trước hai yếu tố (trong đó có ít nhất một yếu tố về cạnh và không kể góc vuông) thì ta sẽ tìm được các yếu tố còn lại.

Lý thuyết về một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

1. Các hệ thức

Trong một tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng:

a) Cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề.

b) Cạnh góc vuông kia nhân với tang góc đối hoặc nhân với côtang góc kề.

  

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 Bài 4 trang 85 SGK Toán 9 Tập 1

Đề bài

Viết các tỉ số lượng giác của góc B và góc C. Từ đó hãy tính mỗi cạnh góc vuông theo:

a) Cạnh huyền và các tỉ số lượng giác của góc B và góc C;

b) Cạnh góc vuông còn lại và các tỉ số lượng giác của góc B và góc C.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn.

\(\sin \alpha =\dfrac{cạnh\ đối}{cạnh\ huyền};\)         \(\cos \alpha = \dfrac{cạnh\ kề}{cạnh\ huyền}\);

Câu hỏi 2 Bài 4 trang 87 SGK Toán 9 Tập 1

Đề bài

Trong ví dụ 3, hãy tính cạnh BC mà không áp dụng định lý Py-ta-go.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn

Lời giải chi tiết

 

Xét tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), theo định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn, ta có:  

Câu hỏi 3 Bài 4 trang 87 SGK Toán 9 Tập 1

Đề bài

Trong ví dụ 4, hãy tính các cạnh \(OP;OQ\) qua côsin của các góc \(P\) và \(Q.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề. 

Lời giải chi tiết

Tam giác \(OPQ\) vuông tại \(O\), ta có \(\widehat Q = 90^\circ  - \widehat P = 90^\circ  - 36^\circ  = 54^\circ .\)

Theo các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông, ta có:

\(OP = PQ.\cos \,P = 7.\cos 36^\circ  \approx 5,663\)  

Bài 26 trang 88 SGK Toán 9 tập 1.

Đề bài

Các tia nắng mặt trời tạo với mặt đất một góc xấp xỉ bằng \(34^{\circ}\) và bóng của một tháp trên mặt đất dài \(86m\) (H.30). Tính chiều cao của tháp (làm tròn đến mét).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Tháp đặt vuông góc với mặt đất nên ta có tam giác vuông.

+) Sử dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông: \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\) thì:

\(AC=AB. \tan B = AB. \cot C\) 

Lời giải chi tiết

Bài 27 trang 88 SGK Toán 9 tập 1

Giải tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), biết rằng:

LG a

\(b=10cm;\ \widehat{C}=30^{\circ}\)

Phương pháp giải:

Giải tam giác vuông là đi tìm tất cả các yếu tố (góc và cạnh) chưa biết của tam giác đó.

+) Sử dụng các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông: Tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) thì:

 \(b=a.\sin B = a . \cos C;\)                  \(b = c. \tan B = c. \cot C;\)

\(c=a.\sin C = a. \cos B;\)                    \(c=b.\tan C = b.\cot B\).  

Lời giải chi tiết:

 (H.a)

Bài 28 trang 89 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Một cột đèn cao \(7m\) có bóng trên mặt đất dài \(4m\). Hãy tính góc (làm tròn đến phút) mà tia sáng mặt trời tạo với mặt đất (góc \(\alpha\) trong hình 31).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Dựng tam giác có các cạnh và góc thỏa mãn đề bài.

+) Sử dụng định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông \(\tan \alpha = \dfrac{cạnh\ đối}{cạnh\ kề}.\) Từ đó dùng máy tính tính được độ lớn góc \(\alpha\).

Bài 29 trang 89 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Một khúc sông rộng khoảng \(250m\). Một chiếc thuyền chèo qua sông bị dòng nước đẩy xiên nên phải chèo khoảng \(320m\) mới sang được bờ bên kia. Hỏi dòng nước đã đẩy chiếc đò lệch đi một góc bằng bao nhiêu độ? (góc \(\alpha\) trong hình 32).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Dựng tam giác có các cạnh và góc thỏa mãn đề bài.

Bài 30 trang 89 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\), trong đó \(BC=11cm\), \(\widehat{ABC}=38^{\circ},\widehat{ACB}=30^{\circ}.\) Gọi điểm \(N\) là chân của đường vuông góc kẻ từ \(A\) đến cạnh \(BC\). Hãy tính:

a) Đoạn thẳng \(AN\);

b) Cạnh \(AC\).

Gợi ý: Kẻ \(BK\) vuông góc với \(AC\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) thì \(\widehat{B}+\widehat{C}=90^o\).

+) Sử dụng các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông: Tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) thì:

Bài 31 trang 89 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Trong hình 33, \(AC=8cm,\ AD=9,6cm,\ \widehat{ABC}=90^o,\ \)

\(\widehat{ACB}=54^o\) và \(\widehat{ACD}=74^o\). Hãy tính:

a) AB; 

b) \(\widehat {ADC}\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Sử dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông: \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(B\) thì: \(AB=AC. \sin C\).

b) Kẻ thêm đường cao để làm xuất hiện tam giác vuông (Kẻ \(AH ⊥ CD\))

Bài 32 trang 89 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Một con thuyền với vận tốc \(2km/h\) vượt qua một khúc sông nước chảy mạnh mất \(5\) phút. Biết rằng đường đi của con thuyền tạo với bờ một góc \(70^{\circ}\). Từ đó đã có thể tính được chiều rộng của khúc sông chưa? Nếu có thể hãy tính kết quả (làm tròn đến mét). 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Sử dụng công thức liên hệ giữa cạnh và góc trong tam giác vuông: \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\), khi đó:

\(AB=BC. \sin C;\)    \(AC=BC.\sin B\). 

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 4 - Chương 1 - Hình học 9

Đề bài

Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AH, BK và CI.

a. Chứng minh rằng: \(AI.BH.CK \)\(\,= AB.BC.CA.\cos A.\cos B.\cos C\)

b. Cho \(\widehat A = 60^\circ \) và \({S_{ABC}} = 160c{m^2}.\) Tính \({S_{AIK}}\)

Lời giải chi tiết

a. Ta có: \(∆AIC\) vuông tại I:

\(AI = AC.\cos A\)

Tương tự các tam giác AHB, BKC vuông,

ta có: \(BH = AB.\cos B; CK = BC.\cos C\)

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 4 - Chương 1 - Hình học 9

Đề bài

Bài 1. Đơn giản biểu thức \(A = \sin \alpha  - \sin \alpha .{\cos ^2}\alpha \)

Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH và \(BC = a\).

Chứng minh rằng : \(AH = a.{\mathop{\rm sinB}\nolimits} .cosB,\,\)\(BH = a.co{s^2}B,\,CH = a.{\sin ^2}B.\)

Bài 3. Hai cạnh của tam giác là 8cm và 12cm. Góc xen giữa hai cạnh ấy là 30˚. Tính diện tích tam giác.

Lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 4 - Chương 1 - Hình học 9

Đề bài

Cho ∆ABC nhọn.

a. Chứng minh rằng : \(\sin A + \cos A > 1\)

b. Kẻ đường cao AH của tam giác ABC. Biết \(\widehat B = 60^\circ ,\,\widehat C = 45^\circ ,\) đường cao \(AH = 6cm\). Tính \({S_{ABC}}\)

Lời giải chi tiết

a. Kẻ đường cao BK, khi đó ∆AKB vuông tại K.

\(\eqalign{  & \sin A = {{BK} \over {AB}};\,\cos A = {{AK} \over {AB}}  \cr  &  \Rightarrow \sin A + \cos A = {{BK + AK} \over {AB}} > 1 \cr} \)

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 4 - Chương 1 - Hình học 9

Đề bài

Bài 1. Tính \(A = {{{{\sin }^2}\alpha  - {{\cos }^2}\alpha } \over {\sin \alpha .\cos \alpha }}\) biết \(\tan \alpha  = \sqrt 3 .\)

Bài 2. Cho ∆ABC cân tại A, đường cao \(BK = h\) và \(\widehat {ABC} = \alpha .\) Tính các cạnh của tam giác theo h và \(α\).

Lời giải chi tiết

Bài 1. Chia cả tử và mẫu của biểu thức A cho \({\cos ^2}\alpha ,\) ta có: \(A = {{{{\tan }^2}\alpha  - 1} \over {\tan \alpha }}\)

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 4 - Chương 1 - Hình học 9

Đề bài

Bài 1. Tính \(A = {\cos ^2}55^\circ  - \cot 58^\circ  + {{\tan 52^\circ } \over {\cot 38^\circ }}\)\(\, + {\cos ^2}35^\circ  + \tan 32^\circ \)

Bài 2. Cho hình chữ nhật ABCD có đường chéo \(AC = 50cm\) và \(\widehat {BAC} = 30^\circ .\) Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.

Lời giải chi tiết

Bài 1. Ta có:

\({\cos ^2}35^\circ  = {\sin ^2}55^\circ ;\cot 58^\circ  = \tan 32^\circ ;\cot 38^\circ  = \tan 52^\circ \)

Do đó:


Giải các môn học khác

Bình luận