Tập đọc: Ở lại với chiến khu - Tiếng việt lớp 3 - Tập 2

Lý thuyết và bài tập cho bài Tập đọc: Ở lại với chiến khu, Tuần 20, Tiếng việt 3, Tập 2

Nội dung

Ca ngợi tinh thần yêu nước căm thù giặc, không quản ngại gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bài đọc

Ở lại với chiến khu

1. Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt. Cặp mắt ông ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng. Ông ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi lên tiếng :

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 14 sgk Tiếng Việt 3 Tập 2

Câu 1

Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Lời giải chi tiết:

Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi thông báo ý kiến của trung đoàn, cho các chiến sĩ nhỏ tuổi trở về sống với gia đình vì cuộc sống ở chiến khu còn nhiều gian khổ, khó khăn, thiếu thốn.

Câu 2 trang 14 sgk Tiếng Việt 3 Tập 2

Câu 2

Vì sao nghe ông nói, “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 1 và 2 của truyện và giải thích.

Lời giải chi tiết:

Vì các em nhỏ bị bất ngờ, xúc động khi mình phải rời xa chiến khu, không được tham gia chiến đấu vì Tổ quốc mà phải trở về với gia đình. 

Câu 3 trang 14 sgk Tiếng Việt 3 Tập 2

Câu 3

Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Lời giải chi tiết:

Lượm và các bạn khác đều không muốn về nhà vì tất cả đều sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu đói khát để ở lại sống chết với chiến khu chứ không muốn sống chung với bọn Việt gian, bọn Tây.

Câu 4 trang 14 sgk Tiếng Việt 3 Tập 2

Câu 4

Lời nói của Mừng có gì cảm động ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 2, 3 của truyện, chú ý lời nói của Mừng.

Lời giải chi tiết:

Mừng nói lời ngây thơ và rất thật lòng. Em xin trung đoàn trưởng cho các em ăn ít đi, nhưng đừng bắt phải trở về. Đó là những lời nói xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc của em.

Câu 5 trang 14 sgk Tiếng Việt 3 Tập 2

Câu 5

Tìm hình ảnh so sánh ở cuối bài :

Phương pháp giải:

- So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật kia có nét tương đồng.

- Các từ so sánh thường dùng: như, như là, tựa như,...

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh so sánh ở cuối bài là: "Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối."


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1. Măng non

Tuần 2. Măng non

Tuần 3. Mái ấm

Tuần 4. Mái ấm

Tuần 5. Tới trường

Tuần 6. Tới trường

Tuần 7. Cộng đồng

Tuần 8. Cộng đồng

Tuần 9 - Ôn tập giữa học kì I

Tuần 10. Quê hương

Tuần 11. Quê hương

Tuần 12. Bắc - Trung - Nam

Tuần 13. Bắc - Trung - Nam

Tuần 14. Anh em một nhà

Tuần 15. Anh em một nhà

Tuần 16. Thành thị và nông thôn

Tuần 17. Thành thị và nông thôn

Tuần 18 - Ôn tập cuối học kì I

Tuần 19. Bảo vệ Tổ quốc

Tuần 20. Bảo vệ Tổ quốc

Tuần 21. Sáng tạo

Tuần 22. Sáng tạo

Tuần 23. Nghệ thuật

Tuần 24. Nghệ thuật

Tuần 25. Lễ hội

Tuần 26. Lễ hội

Tuần 27 - Ôn tập giữa học kì II

Tuần 28. Thể thao

Tuần 29. Thể thao

Tuần 30. Ngôi nhà chung

Tuần 31. Ngôi nhà chung

Tuần 32. Ngôi nhà chung

Tuần 33. Bầu trời và mặt đất

Tuần 34. Bầu trời và mặt đất

Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì II