-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Bài 1 trang 54 SGK Đại số và Giải tích 11
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết bài 1 trang 54 SGK Đại số và Giải tích 11
Từ các số \(1, 2, 3, 4, 5, 6\) lập các số tự nhiên gồm sáu chữ số khác nhau. Hỏi:
a
Có tất cả bao nhiêu số ?
Phương pháp giải:
Sử dụng hoán vị 6 phần tử.
Lời giải chi tiết:
Mỗi số tự nhiên có \(6\) chữ số khác nhau là một cách sắp xếp 6 chữ số hay một hoán vị của \(6\) phần tử:
Vậy có \(P_6= 6! = 720\) (số).
b
Có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ ?
Phương pháp giải:
Gọi số tự nhiên chẵn cần lập có dạng \(\overline{abcdef}\), với \(a, b, c, d, e, f \) \(\in \left\{ {1,{\rm{ }}2,{\rm{ }}3,{\rm{ }}4,{\rm{ }}5,{\rm{ }}6} \right\}\).
+) Số tự nhiên đó là số chẵn khi \(f\) chia hết cho 2.
+) Số tự nhiên đó là số lẻ khi \(f\) không chia hết cho 2.
Lời giải chi tiết:
Số tự nhiên chẵn cần lập có dạng \(\overline{abcdef}\), với \(a, b, c, d, e, f \) \(\in \left\{ {1,{\rm{ }}2,{\rm{ }}3,{\rm{ }}4,{\rm{ }}5,{\rm{ }}6} \right\}\), có kể đến thứ tự, \(f\) chia hết cho \(2\).
+) \(f\) chia hết cho \(2\) nên \(f\in \{2;4;6\}\) có \(3\) cách.
+) \(e\ne f\) nên có 5 cách chọn.
+) \(d\ne e, f\) nên có 4 cách chọn.
+) \(c\ne f, e, d\) nên có 3 cách chọn.
+) \(b\ne f, e, d, c\) nên có 2 cách chọn.
+) \(a\ne f,e,d,c,b\) nên có 1 cách chọn.
Vậy theo quy tắc nhân có 3.5.4.3.2.1=360 số tự nhiên chẵn.
Do đó có: 720-360=360 số tự nhiên lẻ.
Cách khác:
+) Chọn \(f\) có 3 cách chọn
+) 5 chữ số còn lại có 5!=120 cách sắp xếp thứ tự.
Theo quy tắc nhân có \(3 . 5! = 360\) (số).
c
Có bao nhiêu số bé hơn \(432 000 \)?
Phương pháp giải:
Chia các trường hợp:
TH1: \(a=4,b=3\).
TH2: \(a=4,b<3\).
TH3: \(a<4\).
Lời giải chi tiết:
Gọi số tự nhiên cần lập có dạng \(\overline {abcdef} \), \(a,b,c,d,e,f \in \left\{ {1;2;...;6} \right\}\).
Xét các trường hợp:
- TH1: \(a = 4,b = 3\).
+) Có \(1\) cách chọn \(a\) và \(1\) cách chọn \(b\).
+) \(c < 2\) nên \(c = 1\), có \(1\) cách chọn \(c\).
Số cách chọn \(d,e,f\) là số hoán vị của \(3\) chữ số còn lại nên có \(3!\) cách.
Do đó có \(1.1.1.3! = 6\) số.
- TH2: \(a = 4,b < 3\).
+) Có \(1\) cách chọn \(a\).
+) \(b < 3\) nên \(b \in \left\{ {1;2} \right\}\), có \(2\) cách chọn \(b\).
Số cách chọn \(c,d,e,f\) là số hoán vị của \(4\) chữ số nên có \(4!\) cách.
Do đó có \(2.4! = 48\) số.
- TH3: \(a < 4\).
Vì \(a < 4\) nên \(a \in \left\{ {1;2;3} \right\}\) và có \(3\) cách chọn \(a\).
Số cách chọn các chữ số \(b,c,d,e,f\) là số hoán vị của \(5\) chữ số còn lại nên có \(5!\) cách.
Do đó có \(3.5! = 360\) số.
Vậy có \(6 + 48 + 360 = 414\) số.