-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Bài 10 trang 40 sách giáo khoa Hình học lớp 12
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết cho bài 10 trang 40 sách giáo khoa Hình học lớp 12
Đề bài
Cho hình trụ có bán kính \(r\) và có chiều cao cũng bằng \(r\). Một hình vuông \(ABCD\) có hai cạnh \(AB\) và \(CD\) lần lượt là các dây cung của hai đường tròn đáy, còn cạnh \(BC\) và \(AD\) không phải là đường sinh của hình trụ. Tính diện tích của hình vuông đó và cosin của góc giữa mặt phẳng chứa hình vuông và mặt phẳng đáy.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Dựa vào định lí Pitago tính độ dài IB, từ đó suy ra độ dài đường chéo AC và BD của hình vuông.
+) Tính độ dài cạnh của hình vuông và diện tích hình vuông đó.
+) Xác đinh góc giữa hai mặt phẳng: Gọi \(E\) là trung điểm của \(AB\), chứng minh góc giữa \((ABCD)\) và mặt đáy bằng góc \(IEO\).
Lời giải chi tiết
Do tính chất đối xứng của \((ABCD)\) nên \((ABCD)\) cắt \(OO'\) tại trung điểm \(I\) của \(OO'\). \(I\) cũng là giao điểm của hai đường chéo \(AC,BD\).
Xét tam giác vuông \(IOB\) ta có: \(IB^2=IO^2+OB^2\)
\(\Rightarrow IB=\sqrt {{{\left( {{r \over 2}} \right)}^2} + {r^2}} = {{r\sqrt 5 } \over 2}\)
\(\Rightarrow AC=BD=2IB=r\sqrt5\).
Do ABCD là hinh vuông nên \(AB= \dfrac{{AC}}{{\sqrt 2 }}={{r\sqrt {10} } \over 2}\)
Vậy \(S_{ABCD}={AB}^2={{5{r^2}} \over 2}\).
Gọi \(E\) là trung điểm của \(AB\)
\(\Rightarrow OE\bot AB, IE\bot AB\).
\(\Rightarrow \widehat {IEO}\) là góc giữa \((ABCD)\) và mặt đáy của hình trụ.
Ta có: \(IE = \dfrac{1}{2}AD ={{r\sqrt {10} } \over 4}, OI={r\over 2}\).
Xét tam giác vuông IOE có: \(OE = \sqrt {I{E^2} - O{I^2}} \) \( = \sqrt {{{\left( {\dfrac{{r\sqrt {10} }}{4}} \right)}^2} - {{\left( {\dfrac{r}{2}} \right)}^2}}\) \( = \dfrac{{r\sqrt 6 }}{4}\)
\(cos\widehat {IEO}={{OE}\over {IE}}={\sqrt{15}\over5}\)