Bài 102 trang 41 SGK Toán 6 tập 1


Đề bài / Mô tả: 

Xem lời giải và đáp án chi tiết cho bài 102 trang 41 SGK Toán 6 tập 1

Đề bài

Cho các số: \(3564; 4352; 6531; 6570; 1248\) 

a) Viết tập hợp \(A\) các số chia hết cho \(3\) trong các số trên.

b) Viết tập hợp \(B\) các số chia hết cho \(9\) trong các số trên.

c) Dùng kí hiệu \(⊂\) để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp \(A\) và \(B\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Dấu hiệu chia hết cho \(3\) là: các số có tổng chữ số chia hết cho \(3\) thì chia hết cho \(3\) và chỉ những số đó mới chia hết cho \(3.\)

- Dấu hiệu chia hết cho \(9\) là: các số có tổng chữ số chia hết cho \(9\) thì chia hết cho \(9\) và chỉ những số đó mới chia hết cho \(9.\)

Lời giải chi tiết

\(3564\) có tổng các chữ số là \(3 + 5 + 6 + 4 = 18\), chia hết cho \(3\), chia hết cho \(9\)

\(4352\) có \(4 + 3 + 5 + 2 = 14\) không chia hết cho \(3\), không chia hết cho \(9\);

\(6531\) có \(6 + 5 + 3 + 1 = 15\) chia hết cho \(3\); không chia hết cho \(9\)

\(6570\) có \(6 + 5 + 7 + 0 = 18\) chia hết cho \(3\), chia hết cho \(9\);

\(1248\) có \(1 + 2 + 4 + 8 = 15\) chia hết cho \(3\), không chia hết cho \(9\).

Vậy: 

a) Tập hợp các số chia hết cho 3 là \(A =\left\{3564; 6531; 6570; 1248\right\}\)

b) Tập hợp các số chia hết cho 9 là \(B = \left\{3564; 6570\right\}\).

c) Vì mỗi phần tử của tập B đều là phần tử của tập A nên \(B ⊂ A\) 


Bình luận