-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Bài 102 trang 97 SGK Toán 6 tập 1
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết cho bài 102 trang 97 SGK Toán 6 tập 1
Đề bài
Tìm tất cả các ước của: \(-3; 6; 11; -1.\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Cho \(a,b\in \mathbb Z\) và \( b\ne 0\). Nếu có số nguyên \(q\) sao cho \(a=b.q\) thì ta nói \(a\) chia hết cho \(b.\) Khi đó, \(a\) là bội của \(b\) và \(b\) là ước của \(a.\)
+ Nếu số nguyên b là ước của số nguyên a thì –b cũng là ước của số nguyên a.
+ Nếu b là ước của a thì b cũng là ước của |a| và ngược lại.
+ Để tìm các ước của một số nguyên a, ta chỉ cần tìm các ước dương của |a| rồi thêm các số đối của chúng thì ta được các ước của số nguyên a.
Lời giải chi tiết
Các ước nguyên dương của 3 là 1; 3.
Do đó \(Ư(–3) = \{1; 3; –1; –3\}\)
Các ước nguyên dương của 6 là 1 ; 2 ; 3 ; 6.
Do đó \(Ư(6) = \{1 ; 2 ; 3 ; 6 ; –1; –2; –3; –6\}\)
Các ước nguyên dương của 11 là : 1 ; 11
Do đó \(Ư(11) = \{1 ; 11 ; –1; –11\}\)
Các ước nguyên dương của 1 là 1.
Do đó \(Ư(–1) = \{1; –1\}\)