-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Bài 136 trang 53 SGK Toán 6 tập 1
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết cho bài 136 trang 53 SGK Toán 6 tập 1
Đề bài
Viết tập hợp \(A\) các số tự nhiên nhỏ hơn \(40\) là bội của \(6\).
Viết tập hợp \(B\) các số tự nhiên nhỏ hơn \(40\) là bội của \(9\).
Gọi \(M\) là giao của hai tập hợp \(A\) và \(B\).
a) Viết các phần tử của tập hợp \(M\).
b) Dùng kí hiệu \(⊂\) để thể hiện quan hệ giữa tập hợp \(M\) với mỗi tập hợp \(A\) và \(B\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Ta có thể tìm các bội của một số khác \(0\) bằng cách nhân số đó lần lượt với \(0,1,2,3,...\)
+) Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó. Kí hiệu giao của hai tập hợp \(A\) và \(B\) là \(A ∩ B\)
Lời giải chi tiết
– Nhân 6 lần lượt với 0; 1; 2; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; … ta được bội của 6 là 0 ; 6 ; 12 ; 18 ; 24 ; 30 ; 36 ; 42 ; 48 ; …
Tập hợp bội của 6 nhỏ hơn 40 là \(A = \left\{0;6; 12; 18; 24; 30; 36\right\}\)
- Tập hợp bội của 9 nhỏ hơn 40 là \(B = \left\{0;9; 18; 27; 36\right\}\).
a) Các phần tử của tập hợp M là các phần tử chung của hai tập hợp A và B.
Ta có: \(M = A ∩ B = \left\{0;18; 36\right\}\).
b) Ta thấy: Mỗi phần tử của M đều là phần tử của A và B nên \(M⊂ A, M ⊂ B\).