-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Bài 2 trang 12 sách giáo khoa Hình học 12
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết cho bài 2 trang 12 sách giáo khoa Hình học 12
Đề bài
Chứng minh rằng một đa diện mà mỗi đỉnh của nó đều là đỉnh chung của số lẻ mặt thì tổng số các đỉnh của nó là một số chẵn. Cho ví dụ.
Lời giải chi tiết
Giả sử đa diện \((H)\) có các đỉnh là \(A_1, … A_d\), gọi \(m_1, … m_d\) lần lượt là số các mặt của \((H)\) nhận chúng là đỉnh chung, ở đó \(m_1, … m_d\) là những số lẻ.
Như vậy mỗi đỉnh \(A_k\) có \(m_k\) cạnh đi qua.
Ta có: đỉnh \(A_1\) có \(m_1\) cạnh đi qua.
đỉnh \(A_2\) có \(m_2\) cạnh đi qua.
...
đỉnh \(A_d\) có \(m_d\) cạnh đi qua.
Do đó số các cạnh (có thể trùng nhau) của đa diện là \(m_1+m_2+...+m_d\).
Tuy nhiên, do mỗi cạnh là cạnh chung của đúng hai mặt nên số cạnh ở trên được đếm hai lần.
Vậy số cạnh thực tế của \((H)\) bằng
\(c = {1 \over 2}({m_1} + {m_2} + ... + {m_d})\)
Vì \(c\) là số nguyên, \(m_1, … m_d\) là những số lẻ nên \(d\) phải là số chẵn.
Ví dụ : Hình chóp ngũ giác.
Đỉnh S là đỉnh chung của 5 mặt, tất cả các đỉnh còn lại là đỉnh chung của 3 mặt, hình chóp ngũ giác có 6 đỉnh.