-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Bài 20 trang 96 SGK Hình học 10
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết cho bài 20 trang 96 SGK Hình học 10
Đề bài
Cho điểm \(M(0; 4)\) và đường tròn \((C)\) có phương trình: \(x^2+ y^2- 8x – 6y + 21 = 0\)
Trong các phát biểu sau, tìm phát biểu đúng:
A. \(M\) nằm ngoài \((C)\)
B. \(M\) nằm trên \((C)\)
C. \(M\) nằm trong \((C)\)
D. \(M\) trùng với tâm của \((C)\)
Lời giải chi tiết
Đường tròn: \(x^2+ y^2- 8x – 6y + 21 = 0\) có \(a=4;b=3;c=21\) nên có tâm \(I (4; 3)\) và bán kính \(R = \sqrt {{4^2} + {3^2} - 21} = 2\)
Ta có: \(MI = \sqrt {{{\left( {4 - 0} \right)}^2} + {{\left( {4 - 3} \right)}^2}} = \sqrt {17} \)\( \approx 4,12 > R\) nên \(M\) nằm ngoài \((C).\)
Vậy chọn A.
Cách khác:
\(\begin{array}{l}
{x^2} + {y^2} - 8x - 6y + 21 = 0\\
\Leftrightarrow \left( {{x^2} - 8x + 16} \right) + \left( {{y^2} - 6y + 9} \right) = 4\\
\Leftrightarrow {\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = {2^2}
\end{array}\)
Nên đường tròn có tâm \(I (4; 3)\) và bán kính \(R = \sqrt {{4^2} + {3^2} - 21} = 2\).
Ta có: \(MI = \sqrt {{{\left( {4 - 0} \right)}^2} + {{\left( {4 - 3} \right)}^2}} = \sqrt {17} \)\( \approx 4,12 > R\) nên \(M\) nằm ngoài \((C).\)
Vậy chọn A.