-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Bài 36 trang 68 SGK Toán 7 tập 1
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết cho bài 36 trang 68 SGK Toán 7 tập 1
Đề bài
Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và đánh dấu các điểm \(A(-4; -1); B(-2; -1), C(-2; -3);\) \( D(-4; -3).\) Tứ giác \(ABCD\) là hình gì?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
* Cách biểu diễn \(M(a; b)\) trên hệ trục tọa độ.
Từ hoành độ \(x=a\) ta vẽ đường vuông góc với \(Ox\) và từ tung độ \(y=b\) ta vẽ đường vuông góc với \(Oy\). Giao điểm hai đường vuông góc này là điểm \(M\).
Lời giải chi tiết
Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) (hình vẽ) và đánh dấu các điểm như sau:
Từ tọa độ của các điểm ta vẽ các đường vuông góc với các trục \(Ox,Oy\), giao điểm của các đường vuông góc là vị trí các điểm cần đánh dấu.
- Đánh dấu điểm \(A(-4; -1)\): Từ hoành độ \(x=-4\) ta vẽ đường vuông góc với \(Ox\) và từ tung độ \(y=-1\) ta vẽ đường vuông góc với \(Oy\). Giao điểm hai đường vuông góc này là điểm \(A\).
- Tương tự như thế ta đánh dấu các điểm \(B,C,D.\)
Theo hình vẽ tứ giác \(ABCD\) là hình vuông vì có \(4\) cạnh bằng nhau và \(4\) góc vuông.