Bài 5 trang 62 SGK Đại số 10


Đề bài / Mô tả: 

Xem lời giải và đáp án chi tiết cho bài 5 trang 62 SGK Đại số 10

Giải các phương trình sau bằng máy tính bỏ túi (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ ba)

a

\(2x^2– 5x - 4 = 0\);

Lời giải chi tiết:

Nếu sử dụng máy tính CASIO fx-500 MS, ta ấn liên tiếp các phím

màn hình hiện ra \(x_1= 3.137458609\). 

Ấn tiếp  màn hình hiện ra \(x_2= -0.6374586088\).

Nếu dùng máy tính CASIO fx-570VN PLUS, ta ấn liên tiếp các phím: 

MODE 5 3 rồi nhập các hệ số: 2 = -5 = -4 = 

Ấn = thêm 1 lần nữa ta được kết quả \({X_1} = \dfrac{{5 + \sqrt {57} }}{4}\)

Ấn phím \(S \Leftrightarrow D\) ta được kết quả là số thập phân \(3.137458609\)

Ấn phím = một lần nữa ta được kết quả \({X_2} = \dfrac{{5 - \sqrt {57} }}{4}\)

Ấn phím \(S \Leftrightarrow D\) ta được kết quả là số thập phân \(- 0.6374586088\)

Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ ba ta được nghiệm gần đúng của phương trình là \(x_1 ≈ 3.137\) và \(x_2 ≈ -0.637\).

b

\(-3x^2+ 4x + 2 = 0\);

Lời giải chi tiết:

Nếu dùng máy tính CASIO fx-570ES, ta ấn liên tiếp các phím: 

MODE 5 3 rồi nhập các hệ số: -3 = 4 = 2 = 

Ấn = thêm 1 lần nữa ta được kết quả là số thập phân \(1,72075922\)

Ấn phím = một lần nữa ta được kết quả là số thập phân \(-0,3874258867\)

Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ ba ta được nghiệm gần đúng của phương trình là \(x_1 ≈ 1.721\) và \(x_2 ≈ -0.387\).

c

\(3x^2+ 7x + 4 = 0\);

Lời giải chi tiết:

Nếu dùng máy tính CASIO fx-570ES, ta ấn liên tiếp các phím: 

MODE 5 3 rồi nhập các hệ số: 3 = 7 = 4 = 

Ấn = thêm 1 lần nữa ta được kết quả \(X_1=-1\)

Ấn phím = một lần nữa ta được kết quả \(X_2=-\dfrac{4}{3}\)

Ấn \(S \Leftrightarrow D\) ta được kết quả là số thập phân \(X_2=-1.333333333\)

Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ ba ta được nghiệm gần đúng của phương trình là \(x_1 = -1\) và \(x_2 ≈ -1.333\).

d

\(9x^2– 6x – 4 = 0\).

Lời giải chi tiết:

Ấn 

Kết quả \(x_1= 1.079\). Ấn tiếp  được \(x_2= -0.412\).

Nếu dùng máy tính CASIO fx-570ES, ta ấn liên tiếp các phím: 

MODE 5 3 rồi nhập các hệ số: 9 = -6 = -4 = 

Ấn = thêm 1 lần nữa ta được kết quả là số thập phân \(1.078689326\)

Ấn phím = một lần nữa ta được kết quả là số thập phân \(- 0.4120226592\)

Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ ba ta được nghiệm gần đúng của phương trình là \(x_1 ≈ 1.079\) và \(x_2 ≈ -0.412\).


Bình luận