-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Bài 5 trang 90 sách giáo khoa Hình học 12
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết cho bài 5 trang 90 sách giáo khoa Hình học 12
Tìm số giao điểm của đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((α)\) :
LG a
a) d: \(\left\{\begin{matrix} x=12+4t & \\ y=9+3t & \\ z=1+t & \end{matrix}\right.\) và \((α) : 3x + 5y - z - 2 = 0\) ;
Phương pháp giải:
Phương pháp tìm giao điểm của đường thẳng \(d:\,\,\left\{ \begin{array}{l}x = {x_0} + at\\y = {y_0} + bt\\z = {z_0} + ct\end{array} \right.\,\,\left( {t \in R} \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,Ax + By + Cz + D = 0\).
Gọi \(M = d \cap \left( P \right) \Rightarrow M \in d\) \(\Rightarrow M\left( {{x_0} + at;\,{y_0} + bt;{z_0} + ct} \right)\).
Thay tọa độ điểm M vào phương trình mặt phẳng (P), tìm ẩn t, sau đó suy ra tọa độ điểm \(M\).
Lời giải chi tiết:
Gọi \(MM \in d \) \(\Rightarrow M\left( {12 + 4t;9 + 3t;1 + t} \right)\).
Giả sử \(M \in \left( \alpha \right) \) thì ta có:
\(3(12 + 4t) +5(9 + 3t) - (1 + t) -2 = 0\)
\( ⇔ 26t + 78 = 0 ⇔ t = -3\).
Vậy \(d ∩ (α) = M(0 ; 0 ; -2)\).
LG b
b) d: \(\left\{\begin{matrix} x=1+t & \\ y=2-t & \\ z=1+2t & \end{matrix}\right.\) và \((α) : x + 3y + z+1 = 0\) ;
Lời giải chi tiết:
Gọi \(M \in d\) \( \Rightarrow M\left( {1 + t;2 - t;1 + 2t} \right)\).
Giả sử \(M \in \left( \alpha \right) \) thì ta có:
\((1 + t) + 3.(2 - t) + (1 + 2t) + 1 = 0\)
\(⇔ 0.t +9= 0\), phương trình vô nghiệm.
Chứng tỏ \(d\) và \((α)\) không cắt nhau hay \(d // (α)\).
LG c
c) d: \(\left\{\begin{matrix} x=1+t & \\ y=1+2t & \\ z=2-3t & \end{matrix}\right.\) và \((α) : x + y + z - 4 = 0\).
Lời giải chi tiết:
Gọi \(M \in d \) \(\Rightarrow M\left( {1 + t;1 + 2t;2 - 3t} \right)\).
Giả sử \(M \in \left( \alpha \right) \) thì ta có:
\((1 + t) + (1+ 2t) + (2 - 3t) - 4 = 0\)
\(⇔ 0t + 0 = 0\)
Phương trình này có vô số nghiệm, chứng tỏ \(d ⊂ (α)\) .