-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Bài 7 trang 19 SGK Hóa học 9
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết cho Bài 7 trang 19 SGK Hóa học 9
Đề bài
Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch HCl 3M.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
c) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Gọi x, y là số mol của CuO và ZnO
a) Các phương trình hóa học:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Phản ứng x → 2x x (mol)
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
Phản ứng: y → 2y y (mol)
Giải hệ 2 ẩn 2 phương trình ta có:
\(\left\{ \begin{gathered}
\sum {{n_{{H_2}}} = \,x + y = 0,3} \hfill \\
\sum {{m_{hh}} = 80x + 81y = 12,1} \hfill \\
\end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}
x = ? \hfill \\
y = ? \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
c)
Vì CuO và ZnO phản ứng với H2SO4 theo cùng tỉ lệ mol, nên có thể coi hai oxit như một oxit có công thức chung là MO với số mol = x + y = 0,15 mol
MO + H2SO4 → MSO4 + H2O
Dựa vào PTHH, tính được số mol H2SO4
Lời giải chi tiết
Số mol HCl = 3 . \(\dfrac{100}{1000}\) = 0,3 mol
Gọi x, y là số mol của CuO và ZnO
a) Các phương trinh hóa học:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (1)
Phản ứng x → 2x x (mol)
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O (2)
Phản ứng: y → 2y y (mol)
b)
Tính thành phần hỗn hợp, dựa vào phương trình hóa học (1), (2) và dữ kiện đề bài cho ta có hệ phương trình đại số:
Theo phương trình: nHCl(1) = 2nCuO = 2x mol; nHCl(2) = 2nZnO = 2y mol
\( \to\) nHCl = 2x + 2y = 0,3 (*)
Ta có: mCuO = (64 + 16)x = 80x gam; mZnO = (65 + 16)y = 81y gam
\( \to\) mhh = 80x + 81y = 12,1 (**)
Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình
\(\left\{\begin{matrix} 80x + 81y = 12,1 & & \\ 2x + 2y = 0,3& & \end{matrix}\right.\)
Giải hệ ta được x = 0,05 mol = số mol CuO; y = 0,1 mol = số mol ZnO
\(\%CuO = \dfrac{m_{CuO}}{m_{hh}} . 100\% = \dfrac{0,05 . 80 . 100}{12,1} = 33\%\)
%ZnO = 100% - 33% = 67%
c)
Cách 1: Vì CuO và ZnO phản ứng với H2SO4 theo cùng tỉ lệ mol, nên có thể coi hai oxit như một oxit có công thức chung là MO với số mol = x + y = 0,15 mol
MO + H2SO4 → MSO4 + H2O
Phản ứng: 0,15 → 0,15 0,15 (mol)
\({m_{{H_2}S{O_4}}} = 0,15 . 98 = 14,7 \,g\)
\({m_{dd\,{H_2}S{O_4}}}= \dfrac{14,7 . 100}{20} = 73,5 \,g\)
Cách 2:
Khối lượng H2SO4 cần dùng:
CuO + H2SO4 \( \to\) CuSO4 + H2O (3)
ZnO + H2SO4 \( \to\) ZnSO4 + H2O (4)
Dựa vào phương trình (3) và (4) ta có:
Theo phương trình (3): \({n_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{CuO}} = 0,05\,\,mol\)
Theo phương trình (4): \({n_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{ZnO}} = 0,1\,\,mol\)
\( \to {m_{{H_2}S{O_4}}} = (0,05 + 0,1).98 = 14,7\,\,gam\)
Khối lượng dung dịch H2SO4 20% cần dùng
\({m_{dd\,\,{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{{14,7.100}}{{20}} = 73,5\,\,gam\)