-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Bài 7 trang 51 SGK Hoá học 9
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết cho Bài 7 trang 51 SGK Hoá học 9
Đề bài
Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
Gọi số mol của Cu phản ứng là x (mol)
Viết PTHH: Cu + 2AgNO3 —> Cu(NO3)2 + 2Ag ↓
x —> 2x —> x —> 2x
Khối lượng kim loại tăng = mAg sinh ra - mCu phản ứng
=> 2x.108 - 64x = 1,52
=> x = ?
=> Tính toán được các yêu cầu bài toán
Lời giải chi tiết
Phương trình hóa học:
\(Cu + {\rm{ }}2AgN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + 2Ag{\rm{ }} \downarrow \)
Gọi số mol Cu phản ứng là x
Theo phương trình ta có: nAg sinh ra = 2nCu phản ứng = 2x mol
Khối lượng lá đồng tăng thêm là 1,52 gam \( \to\) mAg sinh ra – mCu phản ứng = 1,52
\( \to\) 108.2x – 64x = 1,52 \( \to\) x = 0,01
Theo phương trình hóa học \( \Rightarrow {n_{AgN{O_3}}} = 2.0,01=0,02{\rm{ }}\left( {mol} \right)\)
Nồng độ dung dịch AgNO3: \(C{M_{AgN{O_3}}} = {n \over V} = {\rm{ }}{{0,02} \over {0,02}} = 1\left( M \right)\)