-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Bài tập 1.32 trang 17 sách bài tập giải tích 12
Đề bài / Mô tả:
Lời giải chi tiết bài 1.32 trang 17 sách bài tập giải tích 12. Xác định giá trị của tham số m để hàm số sau có cực trị
Đề bài
Xác định giá trị của tham số \(m\) để hàm số sau có cực trị: \(y = {x^3} - 3\left( {m - 1} \right){x^2} - 3\left( {m + 3} \right)x - 5\)
A. \(m \ge 0\) B. \(m \in \mathbb{R}\)
C. \(m < 0\) D. \(m \in \left[ { - 5;5} \right]\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Hàm số có cực trị nếu đạo hàm đổi dấu trên TXĐ \(D\).
Lời giải chi tiết
TXĐ: \(D = \mathbb{R}\).
Ta có: \(y' = 3{x^2} - 6\left( {m - 1} \right)x - 3\left( {m + 3} \right)\).
Hàm số có cực trị nếu đạo hàm đổi dấu trên \(\mathbb{R}\)
\( \Leftrightarrow 3{x^2} - 6\left( {m - 1} \right)x - 3\left( {m + 3} \right) = 0\) có hai nghiệm phân biệt
\( \Leftrightarrow \Delta ' = 9{\left( {m - 1} \right)^2} + 9\left( {m + 3} \right) > 0\) \( \Leftrightarrow 9\left( {{m^2} - m + 4} \right) > 0\) (luôn đúng với \(\forall m\))
(Vì \({m^2} - m + 4 = {\left( {m - \frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{{15}}{4} > 0\) với mọi m)
Vậy với mọi \(m \in \mathbb{R}\) thì hàm số luôn có cực trị.
Chú ý:
Cũng có thể giải thích \({m^2} - m + 4 > 0,\forall m\) bằng cách tính \({\Delta _m} = {\left( { - 1} \right)^2} - 4.1.4 = - 15 < 0\)
Chọn B.