Câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 9, tập 1 - Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 


Đề bài / Mô tả: 

Bài soạn siêu ngắn cho câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 9, tập 1 - Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 

a.
- Những câu thơ tả cảnh:

“Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

      Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

      “Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm bay xa

      Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

      Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

      Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

- Những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều:

      Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

      Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

      Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

      Xót người tựa của hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

      Sân lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

b. Những câu thơ tả cảnh không chỉ đơn thuần là tả cảnh sắc, bởi trong đó còn lồng ghép cái tâm sự, nỗi buồn của Kiều, nàng mượn cảnh để nói lên nỗi lòng của bản thân. Trong tầm mắt Kiều cảnh vật đều nhuốm màu buồn bã, cô đơn, lạc lõng, xứng với câu “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”.

c. Miêu tả nội tâm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự. Nội tâm là những suy nghĩ, tâm sự tận đáy lòng, là cái gốc rễ thể hiện rõ ràng nhất tính cách, bản chất của nhân vật, và con người luôn có bản năng giấu chúng đi, nếu không đủ sâu sắc chúng ta rất khó nắm bắt được. Nhưng khi nắm rõ phương pháp miêu tả nội tâm nhân vật, thì ta có thể dễ dàng thành công trong việc xây dựng một nhân vật văn học có chiều sâu tâm hồn, sinh động, truyền tải được thông điệp của tác phẩm.


Bình luận