-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Đề bài / Mô tả:
Bài soạn chi tiết cho câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Lời giải chi tiết:
a. Đoạn trích trong truyện “Vợ nhặt” (Kim Lân) gồm hai nhân vật Tràng và thị:
+ Về lứa tuổi: tương đương nhau.
+ Về giới tính: Tràng là nam, thị là nữ.
+ Về tầng lớp xã hội: đều là thuộc tầng lớp lao động nghèo khổ.
b. Các nhân vật luân phiên lượt lời, đổi vai nói và vai nghe cho nhau:
+ Lượt 1 (Kìa anh ấy gọi…với anh ấy): mấy cô gái nói, Tràng và thị nghe.
+ Lượt 2 (Có khối cơm trắng…hay nói khoác đấy?): thị nói, Tràng và mấy cô gái nghe nhưng chủ yếu người nói hướng tới nhân vật Tràng.
+ Lượt 3 (Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!): Tràng nói, thị nghe.
+ Lượt 4 (Đã thật…ấy nhỉ): thị nói, Tràng nghe.
c. Các nhân vật giao tiếp bình đẳng về vị thế xã hội.
d. Họ có quan hệ xa lạ khi bắt đầu cuộc giao tiếp, những lượt lời trong đoạn hội thoại tuy có cách xưng hô và lời lẽ có vẻ thân tình nhưng đó chỉ là những câu nói đùa.
e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp…chi phối trực tiếp đến cách xưng hô, cách nói năng và các yếu tố phi ngôn ngữ khi giao tiếp.
+ Vì tương đương tuổi tác và cùng vị thế xã hội nên các nhân vật trong đoạn hội thoại trên có sự vui đùa tếu táo, suồng sã, không e ngại.
+ Do giới tính khác nhau và sự xa lạ trong quan hệ nên các lời thoại mang tính đưa đẩy, chọc ghẹo và ít sử dụng đại từ nhân xưng cụ thể (mà dùng nhà tôi, đằng ấy).