-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Câu 2 tiết 4 trang 149 sgk Tiếng Việt 3 Tập 1
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết cho câu hỏi câu 2 tiết 4 trang 149 sgk Tiếng Việt 3 Tập 1
Câu 2
Em điền dấu chấm hay dấu phẩy vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau?
Cà Mau đất xốp .... mùa nắng .... đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt ..... trên cái đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế ..... cây đứng lẻ khó mà chống trọi nổi. Cây bình bát .... cây bần cũng phải quây quần thành chòm .... thành rặng .... Rễ phải dài ..... phải cắm sâu vào lòng đất.
Theo MAI VĂN TẠO
- Cây bình bát: cây thuộc họ na, vỏ quả có từng ô năm góc mờ, thịt màu vàng nhạt hay hồng, ăn được.
- Cây bần: cây mọc ở vùng nước lợ, có rễ phụ nhọn và xốp nhô ngược lên mặt bùn.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc diễn cảm và điền dấu câu thích hợp :
- Dấu chấm : kết thúc một câu kể
- Dấu phẩy : ngăn cách các bộ phận có cùng chức năng trong câu hoặc bộ phận chỉ thời gian, địa điểm ở đầu câu.
Lời giải chi tiết:
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống trọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất.
Theo MAI VĂN TẠO