-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Câu 2 (trang 154 sgk Tiếng Việt 4)
Đề bài / Mô tả:
Bài soạn cho câu 2 (trang 154 sgk Tiếng Việt 4)
Chọn những chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Vì sao ta cười khi bị người khác cù?
Để (dải/rải/giải/giãi) đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham (ra/gia/da) thí nghiệm và (rùng/dùng) một thiết bị theo (dõi/giõi/rõi/giõi) phản ứng trong bộ (nảo/não) của từng người. Kết (quã/quả) cho thấy bộ (não/nảo) phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ (não/nảo) sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không (thể/thễ) đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.
Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ bài và lựa chọn từ viết đúng chính tả trong ngoặc.
Lời giải chi tiết:
Vì sao ta cười khi bị người khác cù?
Để giải đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham gia thí nghiệm và dùng một thiết bị theo dõi phản ứng trong bộ não của từng người. Kết quả cho thấy bộ não phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ não sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không thể đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.
Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI