-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Câu 2 trang 166 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Đề bài / Mô tả:
Bài soạn chi tiết cho câu 2 trang 166 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Nêu cảm nhận về đoạn thơ:
Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng.
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh trong đoạn trích có tính siêu thực:
+ Không ai chôn cất tiếng đàn: hình ảnh có tính hoán dụ
+ Tiếng đàn như cỏ mọc hoang: hình ảnh so sánh gợi thương cảm về cái chết của nhà thơ Lor-ca
+ Giọt nước vầng trăng là hình ảnh siêu thực, đa nghĩa
+ Nước mắt vầng trăng: tình thương trong lành, cao khiết, sự vĩnh cửu từ nước mắt của anh hùng
+ Vầng trăng là sự hóa thân và thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ.
- Tiếng đàn trở thành vật có linh hồn, trừu tượng: không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang.
- Ở đây Lor-ca, hiện diện song hành cùng tiếng đàn, biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca
+ Cuộc đời Lor-ca sống tự do, thanh thản như giọt nước mắt nơi đáy giếng
+ Lor-ca chết nhưng dư âm vang vọng của ông còn mãi
=> Hình ảnh Lor-ca và tiếng ghi–ta có tính trừu tượng, đa nghĩa thể hiện sự trường tồn, bất diệt của tinh thần, tâm hồn Lor-ca