Câu 2 trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1


Đề bài / Mô tả: 

Xemloigiai.net hướng dẫn trả lời chi tiết cho câu 2 trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

* Vũ Như Tô

- Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chân chính, một người có tài và có tâm với nghệ thuật:

+ Tài năng được thể hiện qua lời nhân vật khác nhận xét về ông: ngàn năm chưa dễ có một

+ Chỉ vẩy bút chim hoa hiện lên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công, sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân

+ Có thể dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây…

- Là nghệ sĩ có nhân cách cao cả, chí lớn, có lý tưởng nghệ thuật

+ Ông nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm, nhận xây dựng Cửu Trùng đài là vì mục đích nghệ thuật rất cao cả. Ông Vũ là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật. Trong hồi kịch này, khi binh lính nổi dậy, kết tội ông và đòi hủy diệt Cửu trùng đài ông vẫn không thể hiểu nổi tại sao lại như vậy. Vũ quá chú ý đến nghệ thuật mà quên đi quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Ông luôn ở trong tâm trạng mơ màng, ảo vọng. Ông không thể hiểu và không tin tâm huyết của mình đối với đất nước lại bị coi thường.

=> Nghệ sĩ vỡ mộng trước thực tế đau xót của đất nước, nhân dân mà lau nay đã không nhìn thấy do ông chỉ chạy theo cái lí tưởng của nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời.

* Đan Thiềm

- Đan Thiềm là một người có tâm, biết trọng người tài, tôn trọng nghệ thuật. Bà kính trọng tài năng của Vũ Như Tô, bà hiểu công việc sáng tạo nghệ thuật của Vũ. Nhưng chính Đan Thiền đã sai lầm và cuối cùng bà cũng nhận ra sai lầm của mình khi khuyên Vũ nhận lời xây dựng Cửu trùng đài.

- Trước khi chết bà đã nhận ra sự thất bại của giấc mộng lớn mà bà và Vũ mong mỏi thực hiện. Nhìn cảnh Cửu trùng đài bị đốt, Vũ Nhưu Tô bị giết, bà đã đau đớn cất lên “Đài lớn tan tành. Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!”.

=> Đan Thiềm và Vũ là hai kẻ tri âm, tri kỉ, cùng có một mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cuối cùng đều thất bại. Và cả Cửu Trùng đài, tâm huyết của hai người cũng bị phá huỷ. Hai người đáng thương, đáng trọng hơn là đáng trách. Nhà văn đã bộc lộ sự cảm thông và trân trọng của ông đối  với hai con người tri âm tri kỉ và bất hạnh này.


Bình luận