-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài / Mô tả:
Bài soạn siêu ngắn cho câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
a. Việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo dựa trên hai chân lí sau:
- Chân lí về tư tưởng nhân nghĩa.
- Chân lí thực tiễn về nền độc lập, chủ quyền của nước Việt ta trên tất cả các phương diện: văn hiến, chủ quyền, phong tục, lịch sử, nhân tài.
b. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập vì:
+ Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố dõng dạc, đường hoàng về nền độc lập, chủ quyền của một quốc gia, thường ra đời ngay sau khi giành lại độc lập từ tay ngoại bang.
+ Đoạn mở đầu của “Đại cáo bình Ngô”: cũng ra đời ngay sau khi giành lại độc lập từ tay quân Minh, cũng là lời tuyên bố đanh thép, hùng hồn về nền độc lập chủ quyền của nước Đại Việt ta, chứng minh nền độc lập ấy trên mọi phương diện thực tiễn một cách thuyết phục.
c. Đoạn mở đầu thể hiện niềm tự hào dân tộc:
+ Các từ ngữ: từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia, cũng khác khẳng định sự tồn tại hiển nhiên, lâu đời, vốn có của một nước Đại Việt độc lập, tự chủ.
+ Giọng điệu: trang trọng, hào hùng, đanh thép.
+ Nghệ thuật so sánh, câu văn biền ngẫu sánh đôi: Từ Triệu, Đinh, Lí…/Cùng Hán, Đường,…một phương cho thấy vị thế bình đẳng, ngang bằng giữa hai nền lịch sử, hai nền độc lập của Đại Việt và Trung Hoa.
+ Các dẫn chứng đưa ra: văn hiến, phong tục, lịch sử, chủ quyền, nhân tài đều mang tính thực tế, thuyết phục.