Câu 3 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)


Đề bài / Mô tả: 

Bài soạn chi tiết cho câu 3 (trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Hai câu cuối có phải là thơ tả thiên nhiên không? Câu đầu và câu cuối có mâu thuẫn không? Vì sao? Cảm nhận của anh (chị) về hình tương cành mai trong câu thơ cuối?

Lời giải chi tiết:

a. Hai câu cuối không phải tả thiên nhiên. 

b. Trong hai câu thơ cuối, tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên mà nói đến một quan niệm triết lí trong Phật giáo ; khi con người đã giác ngộ đạo (hiểu được chân lí và quy luật) thì có sức mạnh lớn lao, vượt lên trên cả lẽ sinh diệt thông thường. Thiền sư đắc đạo trở về với bản thể vĩnh hằng, không sinh, không diệt như nhành mai kia cứ tươi bất kể xuân tàn. Theo cách giải thích này nội dung ý tức của hai câu thơ cuối không hề có chút gì mâu thuẫn với nhau.

c. Hình tượng cành mai đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận: Trong quan niệm của người xưa, hoa mai là loài hoa chịu được cái giá rét của mùa đông. Trong sương tuyết lạnh, mai vẫn nở hoa, báo hiệu cho mùa xuân đến. Hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thử thách, gian nan. Hình tượng hoa mai vì thế tượng trưng cho sức sống bất diệt của con người.


Bình luận