-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Đề bài / Mô tả:
Bài soạn ngắn gọn cho câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 2
* Tâm sự của nhà thơ trong khổ thơ thứ 3:
Mơ khách đường xa khách đường xa
+ Mơ: trạng thái vô thức, nhà thơ đang đắm chìm trong cõi mộng.
+ Điệp ngữ “khách đường xa”: nhấn mạnh khoảng cách xa rời, chỉ là khách trong mơ.
=> Nhấn mạnh nỗi xót xa của nhà thơ.
- Áo em trắng quá nhìn không ra: từ “quá” diễn tả sự choáng ngợp, thảng thốt; “nhìn không ra” cực tả sắc trắng, trắng một cách kì lạ, bất ngờ. Đây không còn là màu sắc thực nữa mà là màu trong tâm tưởng.
- Ở đây sương khói mờ nhân ảnh: câu thơ có thể hiểu theo hai nghĩa.
+ Về nghĩa thực, xứ Huế nắng nhiều, mưa nhiều nên nhiều sương khói và sương khói làm tăng thêm vẻ hư ảo, mộng mơ của xứ Huế.
+ Về nghĩa bóng, sương khói làm mờ ảo cả bóng người hay chính là tượng trưng cho một mối tình mong manh, xa vời, không trọn vẹn.
* Sự hoài nghi trong câu thơ cuối:
- Câu thơ cuối như mang chút hoài nghi mà vẫn chứa chan niềm thiết tha với cuộc đời, với một tình yêu sâu thẳm. Bởi cuộc đời vẫn đẹp là thế, thiên nhiên thôn Vĩ vẫn luôn tinh khôi, tràn trề sức sống là thế và con người nơi đây cũng thân thuộc, đẹp đã là.