Câu 6 (trang 102 SGK Ngữ văn 10 tâp 1)


Đề bài / Mô tả: 

Bài soạn chi tiết cho câu 6 (trang 102 SGK Ngữ văn 10 tâp 1)

Tìm một vài bài thơ của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liêu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn hoc dân gian đối với văn học viết.

Trả lời:

a. Trong văn học trung đại

- Thơ Hồ Xuân Hương:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước)

+ Thân em: cách mở đầu giống với mô - tip bắt đầu bằng thân em của ca dao.

+ Bảy nổi ba chìm sử dụng lời ăn tiếng nói của dân gian (thành ngữ)

- Thơ Nguyễn Khuyến:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta

(Bạn đến chơi nhà)

+ Lấy từ "Miếng trầu làm đầu câu chuyện" - tục lệ tiếp khách có trầu không trong dân gian.

b. Trong văn học hiện đại

-  Bài thơ Bài ca xuân 68 của Tố Hữu có đoạn:

"Hoan hô Anh giải phóng quân

Kính chào Anh, con người đẹp nhất!

Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất

Sống hiên ngang, bất khuất trên đời

Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi

Đoạn thơ có sử dụng chất liệu trong cổ tích Thạch Sanh:

"Súng nổ rung trời giận dữ

 Người lên như nước vỡ bờ 

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rủ bùn đứng dậy, sáng lòa"...

- Khổ thơ trên có sử dụng 2 hình ảnh trong ca dao: hình ảnh "lửa thử vàng" và "bông sen không lấm trong bùn":

"Vàng thì thử lửa thử than

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời"

Hình tượng "Lửa thử vàng" dẫn đến việc dùng từ "sáng lòa" trong câu: "Nước Việt Nam từ máu lửa - Rủ bùn đứng dậy sáng lòa"

- Và bài ca dao:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chang hôi tanh mùi bủn"

Do ý tứ của bài ca dao này mà Nguyễn Đình Thi đã sử dụng từ "bùn" trong "Rủ bùn đứng dậy...

Các nhà thơ, nhà văn lớn thường lấy trong ca dao, truyện kể dân gian những yếu tố nội dung và nghệ thuật làm nên tác phẩm của mình.


Bình luận