Câu 8 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2


Đề bài / Mô tả: 

Bài soạn ngắn gọn cho câu 8 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Hình tượng nhân vật Giăng Van – giăng:

a. Hoàn cảnh nhân vật: Từ một thị trưởng giàu có,nhân từ vì cứu một người vô tội,ông đã trở về với thân phận thật của mình- một người tù khổ sai.

b. Phẩm chất, tính cách:

* Trước khi Phăng-tin chết:

- Đối với Phăng-tin: “nói bằng một giọng hết sức nhẹ nhàng và điềm tĩnh”

- Đối với Gia-ve: Hạ mình, nói nhỏ, cầu xin với mục đích: cứu vớt tia hy vọng và sự sống mong manh cho Phăng-tin.

- Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, không tỏ ra khiếp sợ

* Sau khi Phăng-tin chết:

- Đối với Gia-ve:

+“cậy bàn tay Gia-ve như cậy bàn tay trẻ con”

+“bẻ thành giường”

+“nhìn Gia-ve trừng trừng”

=> Thái độ mạnh mẽ, quyết liệt .Cử chỉ, thái độ của tình thương, bảo vệ tình thương.

- Đối với Phăng-tin:

  + “bàn tay đỡ lấy trán,ngắm Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích”

  +“thì thầm bên tai Phăng-tin”

  + “hai tay nâng đầu Phăng-tin lên,đặt ngay ngắn giữa gối như một người mẹ sửa sang cho con”

  + “ ông thắt lại dây rút cổ áo chị,vén gọn mớ tóc vào trong chiếc mũ vải. Rồi ông vuốt mắt cho chị”

  +”nhẹ nhàng” nâng bàn tay của Phăng-tin và “đặt vào đấy một nụ hôn”

   Tình yêu con người Giăng-van-giăng giành cho Phăng-tin cũng chính là lòng yêu thương của Huy-gô đối với Giăng-van-giăng và Phăng-tin. Giăng-van-giăng giống như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế.

 


Bình luận