-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Câu hỏi Bài 13 trang 96 SGK Toán 6 Tập 1
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết cho câu hỏi Bài 13 trang 96 SGK Toán 6 Tập 1
Câu hỏi 1.
Viết các số \(6, -6\) thành tích của hai số nguyên.
Phương pháp giải:
Tìm hai số nguyên có tích bằng \(6,\) từ đó suy ra hai số nguyên có tích bằng \(-6\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(6 = 1 . 6\)\( = 2 . 3\)\( = (-1) . (-6)\)\( = (-2) . (-3)\)
\(- 6 = 1 . (-6)\)\( = (-1) . 6 \)\(= 2 . (-3)\)\( = (-2) . 3\)
Câu hỏi 2.
Cho hai số tự nhiên \(a, b\) với \(b ≠ 0.\) Khi nào thì ta nói \(a\) chia hết cho \(b \,(a \,⋮\, b) ?\)
Lời giải chi tiết:
Ta nói \(a\) chia hết cho \(b\) nếu có số nguyên \(q\) sao cho \(a = b . q\)
Câu hỏi 3.
Tìm hai bội và hai ước của \(6.\)
Phương pháp giải:
- Ta nhân 6 với hai số nguyên bất kì sẽ thu được hai bội của \(6.\)
- Ta chia \(6\) lần lượt cho \(1;2;3;4;5;6\) để tìm các ước nguyên dương của \(6.\) Từ đó có thể lấy các ước nguyên âm là số đối của các ước vừa tìm được.
Lời giải chi tiết:
- Hai bội của \(6\) là \(-12\) và \(18\)
- Hai ước của \(6\) là \(2\) và \(-3\)