-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Câu hỏi Bài 8 trang 83 SGK Toán 6 Tập 1
Đề bài / Mô tả:
Xem lời giải và đáp án chi tiết cho câu hỏi Bài 8 trang 83 SGK Toán 6 Tập 1
Câu hỏi 1.
a) Tìm số đối của: 2, (-5), 2 + (-5).
b) So sánh số đối của tổng 2 + (-5) với tổng các số đối của 2 và (-5).
Phương pháp giải:
+ Số đối của số nguyên a là số -a
+ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu các giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của hai số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
Lời giải chi tiết:
a) - Số đối của \(2\) là \(-2\)
- Số đối của \((-5)\) là \(5\)
- Số đối của \(2 + (-5) = - ( 5 -2) = - 3\) là \(3\)
b) Tổng các số đối của \(2\) và \((-5)\) là \((-2) + 5 = 5 – 2 = 3\)
Suy ra số đối của tổng \(2 + (-5)\) bằng tổng các số đối của \(2\) và \((-5).\)
Câu hỏi 2.
Tính và so sánh kết quả của:
a) \(7 + (5 – 13)\) và \(7 + 5 + (-13)\)
b) \(12 – (4 – 6)\) và \(12 – 4 + 6.\)
Phương pháp giải:
Tính trong ngoặc trước (đối với phép tính có ngoặc) rồi thực hiện phép tính cộng trừ theo thứ tự từ trái qua phải.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
a) \(7 + ( 5 – 13 ) \)\(= 7 + ( -8) = -1\)
\(7 + 5 + (-13) \)\(= 12 + (-13) = -1\)
Kết quả của hai phép tính trên bằng nhau
b) \(12 – ( 4 – 6 ) \)\(= 12 – ( -2) =12+2= 14\)
\(12 – 4 + 6 \)\(= 8 + 6 = 14\)
Kết quả của hai phép tính trên bằng nhau.