Đề 1 trang 42 SGK Ngữ văn 9, tập 1


Đề bài / Mô tả: 

Bài soạn siêu ngắn cho đề 1 trang 42 SGK Ngữ văn 9, tập 1

Cây lúa Việt Nam 

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề

2. Thân bài

- Nguồn gốc cây lúa: bắt nguồn từ Đông Nam Á, được giữ gìn và phát triển ra các khu vực trên thế giới.

- Đặc điểm của cây lúa: 

+ Cây lúa sống ở dưới nước.

+ Thuộc loại cây một lá mầm.

+ Là loài cây tự thụ phấn.

- Cấu tạo:

+ Rễ: Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.

+ Thân lúa: thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá. Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân. Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá (trừ lá thứ hai). Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác. Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm. Chức năng của thân: Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.

+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.

- Phân loại cây lúa: lúa nước, lúa cạn, lúa tẻ, lúa nếp…

- Cách trồng và chăm sóc lúa:

+ Hạt lúa ủ thành cây mạ.

+ Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa.

+ Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông.

+ Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa.

- Ý nghĩa cây lúa:

 + Ý nghĩa sâu sắc trong nền Văn Minh Lúa Nước.

+ Là nguyên liệu làm ra các món ăn ngon.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề, bày tỏ cảm nghĩ về loài cây lương thực quan trọng này.


Bình luận