Đề 2 trang 53 SGK Ngữ văn 11 tập 1


Đề bài / Mô tả: 

Bài soạn siêu ngắn cho đề 2 trang 53 SGK Ngữ văn 11 tập 1

MB: Dẫn dắt vào hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình II của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Tú Xương.

TB:

* Khái quát: Nêu sơ lược về đề tài người phụ nữ trong ca dao và trong văn học trung đại.

* Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài thơ trên:

- Vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ:

  + Thân em vừa trắng lại vừa tròn: từ việc miêu tả đặc điểm của chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương gợi tả vẻ đẹp trẻ trung, trắng trẻo, tràn đầy sức sống của người phụ nữ.

  + Cái hồng nhan: nhân vật trữ tình trong bài Tự tình II hiện lên là người phụ nữ có nhan sắc, có dung mạo xinh đẹp.

- Vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ:

  + Tấm lòng thủy chung, son sắt: tấm lòng son (Bánh trôi nước).

  + Phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó, hết lòng yêu chồng thương con và giàu đức hi sinh (6 câu đầu bài Thương vợ).

  + Sức sống mãnh liệt, ý thức vươn lên mạnh mẽ (câu 5,6 bài Tự tình II).

- Họ phải chịu thân phận bất hạnh, thiệt thòi trong xã hội cũ nhiều bất công:

  + Thân phận bấp bênh, không được tự quyết định số phận của mình: Bảy nổi ba chìm với nước non / Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn (bài Bánh trôi nước);

  + Cô đơn, bẽ bàng, duyên phận không trọn vẹn trong cảnh làm lẽ: bài Tự tình II.

  + Chịu đựng thói đời bạc bẽo, vất vả gồng gánh cả gia đình: 4 câu cuối bài Thương vợ.

* Nghệ thuật: chỉ ra các đặc sắc riêng về nghệ thuật trong từng bài thơ (về ngôn ngữ, về sử dụng các biện pháp tu từ, về dấu ấn phong cách cá nhân của hai nhà thơ…).

KB: Khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ xưa và liên hệ với người phụ nữ đương đại.


Bình luận