Đề 3 trang 133 SGK Ngữ văn 12, tập 1


Đề bài / Mô tả: 

Bài soạn siêu ngắn cho đề 3 trang 133 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

a. Câu thơ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn có nét tương đồng với lời ca dao Tay nâng chén muối đĩa gừng/Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

- Tay nâng chén muối đĩa gừng

Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau

- Muối ba năm muối đương còn mặn

Gừng chín tháng gừng vẫn còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau chăng nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa

 

=> Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm đề cao sự gắn bó thủy chung, tình nghĩa vợ chồng son sắt, đồng cảm cộng khổ trong truyền thống đạo lí và tình cảm của người Việt => Đó cũng là lời nhắn nhủ thủy chung, ân tình trong bài ca dao trên.

b. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến:

* Giới thiệu ngắn gọn về đội quân Tây Tiến (năm thành lập, nhiệm vụ, đặc điểm xuất thân người lính, điều kiện sống và chiến đấu).

* Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài Tây Tiến:

- Người lính Tây Tiến là hình tượng trung tâm của bài thơ và hiện lên qua nỗi nhớ thiết tha trong tâm hồn đầy chất thơ, chất nhạc, chất họa của Quang Dũng.

- Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến:

+ Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, bay bổng, yêu đời.

+ Vẻ đẹp bi tráng, hào hùng, cao cả.

* Nghệ thuật khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến: cảm hứng lãng mạn, chất liệu hiện thực sống động, thủ pháp đối lập, hình ảnh hấp dẫn, từ ngữ trang trọng, chọn lọc, câu thơ đậm chất nhạc, chất họa. 


Bình luận