-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Đề 4 (trang 136 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài / Mô tả:
Bài soạn chi tiết cho đề 4 (trang 136 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Học bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão, có người cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngược lại, có người ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.
Hãy cho biết ý kiến của anh (chị).
Lời giải chi tiết:
1. Xác định yêu cầu của đề ra:
- Về thể loại: nghị luận văn học.
- Nội dung: bàn luận về hai vấn đề trái ngược nhau khi đọc bài thơ Thuật hoài với sự hổ thẹn của tác giả thể hiện ở hai câu cuối
- Phạm vi tư liệu: bài thơ Thuật hoài là những hiểu biết về xã hội, đặc biệt là thời đại của nhà thơ Phạm Ngũ Lão.
- Thao tác lập luận: Người viết cần sử dụng một cách tổng hợp các thao tác lập luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.
2. Học sinh có thể tham khảo dàn ý sau:
a. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và sự hổ thẹn của tác giả thể hiện tập trung trong hai câu thơ cuối bài.
- Giới thiệu hai ý kiến trái ngược nhau về sự hổ thẹn của tác giả và định hướng ý kiến của bản thân.
b. Thân bài:
- Giải thích ý kiến thứ nhất
- Giải thích ý kiến thứ hai.
- Ý kiến của bản thân: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán sự hồ đồ, thiếu hiểu biết của ý kiến thứ nhất, đồng tình với ý kiến thứ hai (hoặc có những ý kiến khác nhưng phải lập luận một cách thuyết phục)
c. Kết bài:
- Tổng hợp các luận điểm đã triển khai.
- Bài học về việc tiếp cận, đánh giá nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học.