Bài 20. Lớp vỏ Địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí

Lý thuyết và bài tập cho Bài 20. Lớp vỏ Địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí, phần 1, chương 4, Địa lí lớp 10

I. Lớp vỏ địa lí

- Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

- Giới hạn:

   + Trên: Phía dưới của lớp ô zôn.

   + Dưới: Đáy vực thẳm đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa.

   + Chiều dày khoảng 30 - 35km.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 76 SGK Địa lí 10

Đề bài

Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây những hậu quả gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ và phân tích.

Lời giải chi tiết

Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với đời sống và môi trường tự nhiên:

- Gây ra các thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá...đe dọa đời sống của dân cư ở vùng chân núi phía dưới.

Bài 1 trang 76 SGK Địa lí 10

Đề bài

Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất...)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lý thuyết phần Lớp vỏ địa lí.

Lời giải chi tiết

* Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:

Bài 2 trang 76 SGK Địa lí 10

Đề bài

Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lý thuyết phần Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Lời giải chi tiết

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí:

- Khái niệm:

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.

Bài 3 trang 76 SGK Địa lí 10

Đề bài

Lấy một vài ví dụ minh họa về những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra đối với môi trường tự nhiên.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ.

Lời giải chi tiết

Ví dụ:

- Phá rừng đầu nguồn:

+ Gây ra các thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá...đe dọa đời sống của dân cư ở vùng chân núi.

+ Gây xói mòn, thoái hóa đất đai, thu hẹp diện tích đất canh tác, giảm hiệu quả sản xuất nông -lâm nghiệp.


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT . ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ

CHƯƠNG II. VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG III. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG IV. MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

PHẦN HAI. ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI

CHƯƠNG V. ĐỊA LÍ DÂN CƯ

CHƯƠNG VI. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

CHƯƠNG VII. ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG VIII. ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG IX. ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

CHƯƠNG X. MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - ĐỊA LÍ 10