Bài 7. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Lý thuyết và bài tập cho Bài 7. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng, phần 1, chương 3, Địa lí lớp 10

I.

1. Lớp vỏ Trái Đất

- Khái niệm: Là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km đến 70km.

- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: đá trầm tích, tầng granit và tầng badan.

- Vỏ Trái Đất phân thành: vỏ đại dương và vỏ lục địa.

2. Lớp Manti

- Có độ sâu 2900km tính từ vỏ Trái Đất.

- Chiếm hơn 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất.

- Đặc điểm: tầng manti trên đặc quánh dẻo, tầng manti dưới ở trạng thái rắn.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 25 SGK Địa lí 10

Đề bài

Quan sát hình 7.1 (SGK trang 25), mô tả cấu trúc của Trái Đất?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát và phân tích hình vẽ.

Lời giải chi tiết

Cấu trúc Trái Đất gồm ba phần: lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

- Lớp vỏ Trái Đất:

+ Vỏ đại dương (độ dày đến 5 km).

+ Vỏ lục địa (đến 70 km).

- Lớp Manti:

+ Manti trên (từ 15 đến 700 km).

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 26 SGK Địa lí 10

Đề bài

Quan sát hình 7.2 (SGK trang 26), cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát và phân tích hình vẽ.

Lời giải chi tiết

- Vỏ lục địa:

+ Phân bố ở lục địa và một phần dưới mực nước biển.

+ Bề dày trung bình: 35 - 40 km (ứ miền núi cao đến 70 - 80 km).

+ Cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 26 SGK Địa lí 10

Đề bài

Quan sát hình 7.1 (SGK trang 25), cho biết lớp Manti được chia thành mấy tầng? Giới hạn của mỗi tầng?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát và phân tích hình ảnh.

Lời giải chi tiết

Lớp Manti được chia thành hai tầng.

+ Tầng Manti trên (lừ 15 đến 700 km).

+ Tầng Manti dưới (từ 700 đến 2.900 km).

Câu hỏi thảo luận trang 27 SGK Địa lí 10

Đề bài

Dựa vào hình 7.3, cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát và phân tích hình vẽ.

Lời giải chi tiết

7 mảng kiến tạo lớn gồm:

- Mảng Bắc Mĩ.

- Mảng Nam Mĩ.

- Mảng Âu –Á.

- Mảng Phi.

- Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

- Mảng Thái Bình Dương.

- Mảng Nam Cực.

Câu hỏi thảo luận trang 28 SGK Địa lí 10

Đề bài

Quan sát hình 7.4 (SGK trang 28), cho biết hai cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo và kết quả của mỗi cách tiếp xúc.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát và phân tích hình ảnh.

Lời giải chi tiết

- Hai mảng kiến tạo tách rời nhau: tại vị trí tiếp xúc macma phun trào lên, hình thành các sống núi ngầm ở đại dương.

Bài 1 trang 28 SGK Địa lí 10

Đề bài

Dựa vào hình 7.1 (SGK trang 25) và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát và phân tích hình ảnh.

Xem lại lý thuyết phần Cấu trúc của Trái Đất.

Lời giải chi tiết

Bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất

Bài 2 trang 28 SGK Địa lí 10

Đề bài

 Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lý thuyết phần Thuyết kiến tạo mảng.

Lời giải chi tiết

Những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng:

+ Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo. Trên Trái Đất có 7 mảng kiến tạo lớn.

+ Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển.


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT . ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ

CHƯƠNG II. VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG III. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG IV. MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

PHẦN HAI. ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI

CHƯƠNG V. ĐỊA LÍ DÂN CƯ

CHƯƠNG VI. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

CHƯƠNG VII. ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG VIII. ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG IX. ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

CHƯƠNG X. MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - ĐỊA LÍ 10