Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

Lý thuyết và bài tập Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp, một số vấn đề phân bố và phát triển ngành công nghiệp

1Cơ cấu công nghiệp theo ngành:

* Khái niệm:Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

* Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng: có 3 nhóm chính với 29 ngành.

- Công nghiệp khai thác

- Công nghiệp chế biến.

- Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, dược liệu, khí đốt, nước.

* Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 114 sách giáo khoa Địa lí 12

Đề bài

Quan sát biểu đồ, hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích biểu đồ.

Lời giải chi tiết

Nhận xét:

Nhìn chung cơ cấu công nghiệp theo ngành có sự thay đổi theo hướng tích cực phù hợp với chính sách phát triển của nhà nước và tình hình khu vực, thế giới.

Câu hỏi thảo luận trang 116 sách giáo khoa Địa lí 12

Đề bài

Dựa và hình 26.2 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam. Hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đọc bản đồ.

Lời giải chi tiết

* Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực như:

- Ở Bắc Bộ:

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

Bài 1 trang 117 sách giáo khoa Địa lí 12

Đề bài

Chứng minh rằng cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lí thuyết phần cơ cấu ngành công nghiệp.

Lời giải chi tiết

- Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với 3 nhóm ngành, 29 ngành công nghiệp:

+ Công nghiệp khai thác (4 ngành): khai thác than đá, dầu khí…

+ Công nghiệp chế biến (23 ngành): chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng…

Bài 2 trang 117 sách giáo khoa Địa lí 12

Đề bài

Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành vì:

- Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực, nhằm thích nghi và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

- Nhà nước đã đề ra đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.

Bài 3 trang 117 sách giáo khoa Địa lí 12

Đề bài

Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lí thuyết phần cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ.

Lời giải chi tiết

* Cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ:

- Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực như:

+ Ở Bắc Bộ:

   ● Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

Bài 4 trang 117 sách giáo khoa Địa lí 12

Đề bài

Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lí thuyết phần cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế.

Lời giải chi tiết

Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta:

- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đa dạng gồm: khu vực Nhà nước, ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.


Giải các môn học khác

Bình luận

Địa lí Việt Nam

Địa lí tự nhiên. Vị trí và lịch sử phát triển lãnh thổ

Đặc điểm chung của tự nhiên

Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 - ĐỊA LÍ 12

Địa lí dân cư - 12

Địa lí kinh tế

Địa lí các ngành kinh tế. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp

Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp

Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

Địa lí các vùng kinh tế

Địa lí địa phương

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - ĐỊA LÍ 12

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ