Bài 8. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội - Giáo dục công dân lớp 10

Xemloigiai.net hướng dẫn giải chi tiết các câu hỏi và bài tập bài 8. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội, SGK Giáo dục công dân lớp 10
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 52 SGK GDCD lớp 10

Đề bài

Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào giữ vai trò quyết định? Tại sao?

Lời giải chi tiết

- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất.

- Trong những yếu tố ấy, phương thức sản xuất là yếu tố quyết định, bởi vì trình độ của phương thức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên và quy mô phát triển dân số như thế ấy.

Câu 2 trang 52 SGK GDCD lớp 10

Đề bài

Hãy phân tích tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội?

Lời giải chi tiết

Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, Triết học Mác – Lê-nin đồng thời thừa nhận tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.

Câu 3 trang 52 SGK GDCD lớp 10

Đề bài

Hãy nêu ra một vài ví dụ nói rõ mối quan hệ giữa bối cảnh xã hội và nội dung tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Lời giải chi tiết

Các ví dụ cụ thể:

+ Bối cảnh xã hội: Ở chế độ phong kiến thực dân ngày xưa có những điều sai trái bất cập của xã hội thời này xảy ra như vua quan không tốt, nạn cướp bóc, quan liêu, chiến tranh,...làm khổ người dân.

Câu 4 trang 53 SGK GDCD lớp 10

Đề bài

Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, em tán thành ý kiến nào sau đây? Tại sao?

a) Đi-đờ-rô (1713 - 1784), nhà Triết học người Pháp cho rằng: Thượng đế chỉ là sự thần thánh hóa các điều kiện sống hiện thực của con người mà thôi. 

b) Phoi-ơ-bắc nói một cách hình ảnh: Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều. 
c) Trong tất cả những chuyển biến lịch sử, sự chuyển biến về chính trị là quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của xã hội. 


Giải các môn học khác

Bình luận

Phần thứ nhất. CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC

Phần thứ hai. CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC