Bài 37: Vệ sinh môi trường ( tiếp theo)

Lý thuyết và bài tập cho Bài 37: Vệ sinh môi trường ( tiếp theo), Phần 2, Tự nhiên và Xã hội 3, Tập 1

Kiến thức cần nhớ

Phân và nước tiểu là chất thải của quá trình tiêu hóa và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nới quy định và không để vật nuôi ( chó, mèo, lợn, gà, trâu, bò,…) phóng uế bừa bãi.

- Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Xử lí phân người và phân động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 trang 70 Tự nhiên và Xã hội 3

Câu hỏi:

Hãy nói và nhận xét những gì bạn thấy trong hình.

Trả lời:

   - Hình 1: Gia súc như trâu, lợn, chó đang được thả rông và phóng uế bừa bãi.

   - Hình 2: Một bạn nhỏ đang đi tiểu vào gốc cây ngoài đường.

Câu hỏi 2 trang 70 Tự nhiên và Xã hội 3

Câu hỏi:

Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi.

Trả lời:

   - Việc người và gia súc phóng uế bừa bãi làm mất vệ sinh cảnh quan đô thị, ô nhiễm môi trường do chúng có nhiều mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh.

Câu hỏi 1 trang 71 Tự nhiên và Xã hội 3

Câu hỏi:

Hãy chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu (nhà cầu) có trong hình.

Trả lời:

    a) Nhà tiêu tự hoại ngồi bệt.

    b) Nhà tiêu tự hoại ngồi xổm.

    c) Nhà tiêu hai ngăn.

Câu hỏi 2 trang 71 Tự nhiên và Xã hội 3

Câu hỏi:

Ở địa phương bạn, thường sử dụng loại nhà tiêu nào?

   Bạn và những người trong gia đình phải làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?

Trả lời:

   - Ở địa phương em thường sử dụng nhà tiêu tự hoại.

   - Khi đi vệ sinh xong chúng ta cần phải giội nước nhà tiêu sạch sẽ, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Nhà tiêu phải ngăn nắp và xây dựng nơi thoáng mát, thông không khí.


Giải các môn học khác

Bình luận

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

XÃ HỘI

TỰ NHIÊN