Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 10 có lời giải 

Xem lời giải và đáp án chi tiết cho Đề số 1 Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) Lịch sử 10

Đề bài

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đầu thế kỉ XVII, giai cấp tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ vào ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Nông nghiệp.         B. Công nghiệp.

C. Ngoại thương.        D. Lâm nghiệp.

Câu 2. Nghề chăn nuôi nào có lợi nhất ở Anh khi ngành công nghiệp len dạ phát triển?

A. Chăn nuôi cừu.

B. Chăn nuôi bò.

C. Chăn nuôi thỏ. 

D. Chăn nuôi chồn.

Câu 3. Tháng 4-1640, vua Sác-lơ I cho triệu tập Quốc hội nhằm mục đích chủ yếu là

A. thông qua Hiến pháp mới.

B. đề xuất tăng thuế.

C. tuyên bố quyền tự do buôn bán.

D. kiến nghị thành lập nền Cộng hòa.

Câu 4. Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Anh trước cách mạng tư sản là mâu thuẫn giữa

A. nông dân bị tước đoạt ruộng đất với quý tộc mới.

B. công nhân nông nghiệp với giai cấp tư sản.

C. tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động.

D. nhà vua và Quốc hội.

Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu cuộc Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao?

A. Chế độ quân chủ lập hiến được thành lập (1688).

B. Nền độc tài quân sự được thiết lập (1653).

C. Sác-lơ I bị xử tử, nền cộng hòa được thành lập (1649).

D. Nội chiến giữa Quốc hội và nhà vua bùng nổ (1642).

Câu 6. Trong cuộc Cách mạng tư sản Anh, sự kiện nào chứng tỏ sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ?

A. Nội chiến giữa Quốc hội và nhà vua kéo dài.

B. Nền độc tài quân sự được thiết lập (1653).

C. Chế độ quân chủ chuyên chế vẫn được duy trì sau cách mạng.

D. Chế độ quân chủ lập hiến được thành lập (1688).

Câu 7. Tầng lớp nào vừa có thế lực kinh tế, vừa có thế lực chính trị nhất nước Anh trước cách mạng? 

A. Tư sản.

B. Quý tộc phong kiến cũ.

C. Quý tộc mới.

D. Thợ thủ công.

Câu 8Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:

1. Xử tử Sác-lơ I, Anh trở thành nước Cộng hòa.

2.  Nội chiến giữa Quốc hội và nhà vua bùng nổ.

3. Crôm-oen thiết lập nền độc tài quân sự.

4. Vin-hem O-ran-giơ được đưa lên làm vua.

A. 1,2,3,4.                   B. 1,3,4,2.

C. 2,1,3,4.                   D. 2,4,3,1.

Câu 9. Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức là

A. chiến tranh giải phóng dân tộc.

B. nội chiến.

C. chiến tranh chống ngoại xâm và nội chiến.

D. chiến tranh chống ngoại xâm.

Câu 10. Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì

A. đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

B. lãnh đạo cách mạng là tư sản và quý tộc mới.

C. cách mạng đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa.

D. sau cách mạng nhân dân không được gì, ngôi vua vẫn tồn tại.

Câu 11. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ vào giữa thế kỉ XVIII là mâu thuẫn giữa

A. người châu Âu di cư với thổ dân da đỏ.

B. chủ nô với nô lệ da đen.

C. chủ trang trại với nông dân.

D. nhân dân thuộc địa với Chính phủ Anh.

Câu 12. Ý nào dưới đây không phải chính sách của chính phủ Anh nhằm hạn chế sự phát triển kinh tế của các thuộc địa ở Bắc Mĩ vào giữa thế kỉ XVIII?

A. Cấm xây dựng thêm các đô thị.

B. Cấm đem máy móc từ Anh sang.

C. Cấm mở doanh nghiệp.

D. Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.

Câu 13. Chiến thắng nào tạo nên bước ngoặt trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

A. Chiến thắng I-oóc-tao.

B. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga.

C. Chiến thắng Phi-la-đen-phi-a.

D. Chiến thắng Véc-xai.

Câu 14. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là

A. chế độ thuế khóa của thực dân Anh.

B. sự kiện “chè Bô-xtơn”.

C. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập.

D. Tuyên ngôn Độc lập được thông qua.

Câu 15. Ngày 4-7-1776 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ vì

A. là ngày bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa.

B. là ngày thông qua Tuyên ngôn Độc lập, thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.

C. là ngày cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa thắng lợi hoàn toàn.

D. là ngày thực dân Anh công nhận độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

Câu 16. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ thực chất là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức

A. giải phóng dân tộc. 

B. chống ngoại xâm.

C. nội chiến.

D. vừa giải phóng dân tộc vừa nội chiến.

Câu 17. Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ?

A. Hoà ước Véc-xai được kí kết (1783). 

B. Thông qua Tuyên ngôn Độc lập (1776).

C. Thông qua Hiến pháp (1787). 

D. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga (1777).

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

A. Giải phóng các thuộc địa ở Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh.

B. Đưa đến sự ra đời của một nhà nước mới ở Tây bán cầu - Hợp chúng quốc Mĩ.

C. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

D. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và giành độc lập ở Mĩ Latinh.

Câu 19. Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ (4-7-1776) có viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.  Đoạn trích đó đã được vận dụng trong văn kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (1789).

B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).

C. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).

D. Tuyên ngôn Độc lập của Inđônêxia (1945).

Câu 20. Đặc điểm nổi bật nhất của xã hội Pháp trước cách mạng tư sản (1789) là

A. nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp phát triển.

B. chế độ quân chủ chuyên chế vẫn được duy trì.

C. xã hội chia thành ba đẳng cấp.

D. trào lưu Triết học Ánh sáng xuất hiện.

Câu 21. Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội nước Pháp cuối thế kỉ XVIII là mâu thuẫn giữa

A. giai cấp tư sản, thợ thủ công với chế độ phong kiến lỗi thời.

B. nông dân với địa chủ phong kiến.

C. đẳng cấp thứ ba với Tăng lữ và Quý tộc phong kiến.

D. giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

Câu 22. Ý nào dưới đây không phải là nội dung đấu tranh của các nhà tư tưởng tiến bộ ở Pháp vào thế kỉ XVIII?

A. Phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến. 

B. Đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.

C. Phê phán nhà thờ Ki-tô giáo.

D. Quyền lực phải thuộc về giai cấp vô sản.

Câu 23. Những nhà tư tưởng tiến bộ ở thế kỉ XVIII có vai trò gì trong việc chuẩn bị cho Cách mạng tư sản Pháp?

A. Phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt trên lĩnh vực tư tưởng.

B. Đề xuất những tư tưởng mới, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội Pháp.

C. Tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ.

D. Làm cho mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt, tạo “duyên cớ” cho cách mạng bùng nổ.

Câu 24. Sự kiện nào đánh dấu Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đạt đến đỉnh cao?

A. Quần chúng nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti.

B. Phái Gia-cô-banh chống ngoại xâm và nội phản thắng lợi.

C. Quốc hội Lập hiến thông qua Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền.

D. Vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc.

Câu 25. Chính sách nào của chính quyền Gia-cô-banh chứng tỏ Cách mạng tư sản Pháp có tính triệt để?

A. Thực hiện chế độ phổ thông đầu phiếu cho công dân từ 21 tuổi trở lên.

B. Giải quyết các quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt là vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C. Xử tử vua và hoàng hậu, xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hòa.

D. Xóa bỏ Hiến pháp cũ, đề ra bản Hiến pháp mới, tiến bộ hơn.

Câu 26. Trong cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789), lực lượng nào đóng vai trò quyết định đưa cách mạng đến thành công?

A. Quần chúng nhân dân.  B. Tư sản.      

C. Nông dân.                    D. Công nhân.

Câu 27. Ngày 27-7-1794, tư sản phản cách mạng Pháp tiến hành cuộc đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh vì lí do nào dưới đây?

A. Để tranh giành quyền lực với các đảng phái khác.

B. Để bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai cấp tư sản đang cầm quyền.

C. Để giải quyết mâu thuẫn giữa phái Gia-cô-banh với nông dân và các tầng lớp nhân dân khác.

D. Để ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển vì đụng chạm nhiều đến quyền lợi của giai cấp tư sản.

Câu 28Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) ở nước Pháp là

A. “Tất cả các dân tộc sinh ra đều có quyền bình đẳng”.

B. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

C. “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.

D. “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 29. Cách mạng công nghiệp ở châu Âu:

a) Lập bảng thống kê những thành tựu chủ yếu trên lĩnh vực phát minh máy móc trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh theo bảng sau:

Thời gian

Tên người phát minh

Tên phát minh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Phân tích hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với kinh tế – xã hội ở các nước châu Âu.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

C

8

C

15

B

22

D

2

A

9

B

16

A

23

C

3

B

10

D

17

A

24

B

4

C

11

D

18

C

25

B

5

C

12

A

19

C

26

A

6

D

13

B

20

C

27

D

7

C

14

B

21

C

28

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 144.

Cách giải:

Đầu thế kỉ XVII, giai cấp tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương, chủ yếu là bán len dạ và buôn bán nô lệ da đen.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 144.

Cách giải:

Công nghiệp len dạ phát triển làm cho nghệ nuôi cừu trở nên có lợi nhất.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 144, suy luận.

Cách giải:

Tháng 4-1640, vua Sác-lơ I cho triệu tập Quốc hội nhằm tăng thuế để có tiền chi cho việc đàn áp các cuộc nổi dậy của người Xcốt-len ở miền Bắc nước Anh. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cách mạng tư sản Anh.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 144, suy luận.

Cách giải:

Đầu thế kỉ XVII, công thương nghiệp nước Anh phát triển. Tuy nhiên, sự tồn tại của chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển này => Mâu thuẫn xã hội cơ bản lúc này mâu thuẫn giữa tư sản quý tộc mới với thế lực phong kiến phản động, biểu hiện qua sự xung đột của Quốc hội với nhà vua.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 145.

Cách giải:

Do áp lực của quần chúng, đầu năm 1649 Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) đứng đầu. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 145, suy luận.

Cách giải:

Sau khi Crôm-oen qua đời, nước Anh đã lâm vào tình trạng không ổn định về chính trị => sự thỏa hiệp của Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ. Sự kiện chứng tỏ điều này là tháng 12-1688, Quốc hội đã tiến hành chính biến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan và là con rể của vua Anh lên ngôi vua) => chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 144, suy luận.

Cách giải:

Tầng lớp quý tộc mới vừa có thế lực về kinh tế, vừa có thế lực chính trị nhất nước Anh trước cách mạng do:

- Bộ phận này bỏ vốn kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, thuê nhân công nuôi cừu lấy lông cung cấp cho thị trường -> giàu lên nhanh chóng -> có địa vị về kinh tế.

- Bộ phận này vốn có nhiều đặc quyền trong chính quyền phong kiến -> có thế lực chính trị.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: sắp xếp.

Cách giải:

2.  Nội chiến giữa Quốc hội và nhà vua bùng nổ (1642)

1. Xử tử Sác-lơ I, Anh trở thành nước Cộng hòa  (1648)

3. Crôm-oen thiết lập nền độc tài quân sự (1653)

4. Vin-hem O-ran-giơ được đưa lên làm vua (1688)

Chọn: C

Câu 9.

Phương pháp: Nhận xét diễn biến cách mạng tư sản Anh, đánh giá.

Cách giải:

Cách mạng tư sản Anh diễn ra theo hình thức nội chiến giữa Quốc hội với nhà vua, đại diện cho mâu thuẫn của tư sản, quý tộc mới đối với thế lực phong kiến.

Chọn: B

Câu 10.

Phương pháp: Phân tích kết quả của cách mạng tư sản Anh, đánh giá.

Cách giải:

Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để do:

- Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hoà mà phải liên minh với thế lực phong kiến, thiết lập nên nhà nước quân chủ lập hiến -> sau cách mạng nhân dân không nhận được gì, ngôi vua vẫn tồn tại.

Chọn: D

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 147, suy luận.

Cách giải:

Đến giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa của 13 thuộc địa đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, Anh lại tìm mọi cách cấm đoán, kìm hãm sự phát triển kinh tế nơi đây nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh với Anh.

=> Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ với chính phủ Anh trở nên gay gắt, là mâu thuẫn chủ yếu và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng tư sản ở Bắc Mĩ.

Chọn: D

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 147, suy luận.

Cách giải:

Nhằm hạn chế sự phát triển kinh tế của các thuộc địa ở Bắc Mĩ vào giữa thế kỉ XVIII, chính phủ Anh đã:

- Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp.

- Cấm mở doanh nghiệp.

- Cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang.

- Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.

-> Loại trừ đáp án: A

Chọn: A

Câu 13.

Phương pháp: sgk trang 149.

Cách giải:

Ngày 17-10-1777, nghĩa quân thắng ở Xa-ra-tô-ga đã tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

Chọn: B

Câu 14.

Phương pháp: sgk trang 147, suy luận.

Cách giải:

- Sự kiện “chè Bô-xtơn”:

+ Cuối năm 1773, tàu chở chè của Anh cập bến cảng Bô-xtơn. Những người dân địa phương đã cải trang thành thổ dân da đỏ, nhảy lên tàu, ném các thùng chè xuống biển.

+ Chính phủ Anh ra lệnh phong toả cảng Bô-xtơn, điều quân đến chiếm đóng vùng này. Việc buôn bán bị ngừng trệ, công nhân thất nghiệp. Không khí khủng bố tràn ngập. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đang đến gần.

=> Sự kiện này đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

Chọn: B

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 148, suy luận.

Cách giải:

Ngày 4-7-1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, tố cáo chế độ áp bức thuộc địa thực dân Anh và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập - Hợp chúng quốc Mĩ. Chính vì nội dung này nên về sau ngày 4-7 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ.

Chọn: B

Câu 16.

Phương pháp: Dựa trên diễn biến của cuộc chiến tranh, suy luận.

Cách giải:

Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ thực chất là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến ranh giải phóng dân tộc - nhân dân Bắc Mĩ đấu tranh thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh, thành lập một quốc gia độc lập, giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ với Anh.

Chọn: A

Câu 17.

Phương pháp: sgk trang 149.

Cách giải:

Tháng 9-1783, hòa ước được kí kết ở Véc-xai (Pháp). Theo hòa ước này, Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

Chọn: A

Câu 18.

Phương pháp: sgk trang 150, suy luận.

Cách giải:

- Các đáp án A, B, D: đều thuộc ý nghĩa của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Đáp án C: là ý nghĩa của cách mạng tư sản Hà Lan thế kỉ XVI.

Chọn: C

Câu 19.

Phương pháp: Liên hệ lịch sử Việt Nam

Cách giải:

Đoạn trích trên trong “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mĩ được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng trong “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).

Chọn: C

Câu 20.

Phương pháp: sgk trang 152, suy luận.

Cách giải:

Trước khi Cách mạng tư sản Pháp diễn ra (1789), xã hội nước này chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc khiến nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc.

-> Xã hội phân chia thành ba đẳng cấp là đặc điểm nổi bật nhất của xã hội Pháp trước cách mạng.

Chọn: C

Câu 21.

Phương pháp: sgk trang 152, suy luận.

Cách giải:

Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc khiến nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc. Đây cũng là mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Chọn: C

Câu 22.

Phương pháp: sgk trang 152, suy luận.

Cách giải:

Trào lưu triết học ánh sáng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII đấu tranh với những nội dung tiêu biểu gồm:

- Kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thơ Ki-tô giáo.

- Đưa ra những lí thuyết về xây dựng nhà nước mới.

-> Loại trừ đáp án: D

Chọn: D

Câu 23.

Phương pháp: sgk trang 152.

Cách giải:

Những quan điểm tiến bộ của Tiết học ánh sáng có vai trò quan trọng: đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho một cuộc cách mạng xã hội bùng nổ.

Chọn: C

Câu 24.

Phương pháp: sgk trang 157. 

Cách giải:

Năm 1793, phái Giacôbanh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn và giành nhiều thắng lợi trên chiến trường, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới -> Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

Chọn: B

Câu 25.

Phương pháp: Phân tích các chính sách của chính quyền Gia-cô-banh, đánh giá.

Cách giải:

Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất do:

- So với cách mạng ở Anh và Bắc Mĩ, cách mạng tư sản Pháp 1789 không chỉ bảo vệ Tổ quốc trước sự can thiệp của liên minh phong kiến Châu Âu mà còn xoá bỏ tình trạng cát cứ, hình thành thị trường chung dân tộc thống nhất

- Nó lật đổ chế độ phong kiến, người nông dân được giải phóng

- Dưới thời chuyên chính Giacobanh vấn đề ruộng đất cho nông dân được giải quyết

- Kinh tế Tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng sau cách mạng.

-> Chính sách giải quyết các quyền lợi cho nhân dân (sgk trang 157), đặc biệt là vấn đề ruộng đất của chính quyền Gia-cô-banh là một trong những biểu hiện quan trọng chứng tỏ Cách mạng tư sản Pháp có tính triệt để.

Chọn: B

Câu 26.

Phương pháp: Nhận xét diễn biến của Cách mạng tư sản Pháp, đánh giá.

Cách giải:

Trong cách mạng tư sản Pháp (1789), quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và thành công của cách mạng, là lực lượng chủ yếu từng bước đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao, điều này thể hiện qua 4 sự kiện sau:

- Ngày 14-7-1789 quần chúng nhân dân phá ngục Baxti mở đầu cho cuộc cách mạng.

- Ngày 10-8-1792 quần chúng nhân dân lật đổ nền quân chủ lập hiến của phái đại tư sản vì họ thỏa hiệp với phong kiến và không giải quyết quyền lợi ruộng đất cho nhân dân.

- Ngày 2-6-1793 quần chúng lật đổ nền cộng hòa của phái Gi-rông-đanh khi họ phản bội tổ quốc và nhân dân khi chống ngoại xâm, nội phản. Ủng hộ nền chuyên chính cách mạng Gia-cô-banh, đưa cách mạng đến đỉnh cao.

- Ngày 27-7-1794 khi phái Gia-cô-banh đưa cách mạng đi quá xa mục đích và vẫn duy trì chính sách chuyên chính cũ thì quần chúng nhân dân lại vùng lên lật đổ và xử tử phái Gia-cô-banh, cách mạng tư sản chấm dứt.

Chọn: A

Câu 27.

Phương pháp: sgk trang 157, suy luận.

Cách giải:

Khi cách mạng đang giành thắng lợi, phái Giacôbanh nắm quyền và thực hiện những chính sách mang lại quyền lợi cho nhân dân -> Cách mạng càng phát triển thì động chạm đến quyền lợi của giai cấp tư sản -> Ngày 27-7-1794, trong phiên họp của Quốc hội, lực lượng tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh -> chấm dứt giai đoạn phát triển đi lên của cách mạng.

Chọn: D

Câu 28.

Phương pháp: sgk trang 154.

Cách giải:

Cuối tháng 8-1789, Quốc hội lập hiến đã thông qua bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” với khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.

Chọn: D

B. PHẦN TỰ LUẬN

a)

Phương pháp: Lập bảng, sắp xếp.

Cách giải:

Thời gian

Tên người phát minh

Tên phát minh

1764

Giêm-ha-gri-vơ

Máy kéo sợi Gienni

1769

Ác-crai-tơ

Máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.

1779

Crôm-tơn

Cải tiến máy kéo sợi

1784

Giêm Oát

Phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng

1785

Các-rai

Chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước

b)

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với kinh tế - xã hội ở các nước châu Âu:

* Về kinh tế:

- Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, xã hội hóa quá trình lao động của các nước tư bản.

- Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

- Thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

+ Nông nghiệp chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh.

+ Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đã góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.

* Về xã hội:

- Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản không ngừng tăng lên.


Bình luận