Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 10 có lời giải 

Xem lời giải và đáp án chi tiết cho Đề số 5 Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) Lịch sử 10

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nào phản ánh hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu?

A. Nâng cao năng suất lao động, xã hội hóa quá trình lãnh đạo của chủ nghĩa tư bản.

B. Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.

C. Làm xuất hiện hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là tư sản và vô sản.

D. Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ của các ngành kinh tế khác.

Câu 2: Năm 1649, cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì

A. Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản.

B. Vua Sác - lơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập.

C. Ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập.

D. Cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 3: Từ thế kỉ XVII, tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật?

A. Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp.

B. Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu.

C. Nền kinh tế phát triển nhất Châu Âu.

D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào nông nghiệp.

Câu 4: Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ ngành nào?

A. Công nghiệp dệt.        B. Luyện kim.

C. Chế tạo máy móc.      D. Nông nghiệp.

Câu 5: Đến nửa đầu thế kỷ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ thuộc khu vực nào?

A. Ven bờ Bắc Băng Dương.

B. Ven bờ Địa Trung Hải.

C. Ven bờ Thái Bình Dương. 

D. Ven bờ Đại Tây Dương.

Câu 6: Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mỹ?

A. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát.

B. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa.

C. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh.

D. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc.

Câu 7: Ý nào không phải là biện pháp mà chính quyền của Rôbespie đã thực hiện để đưa nước Pháp vượt qua hiểm nghèo?

A. Thông qua sắc lệnh “tổng động viên toàn quốc”.

B. Ban bố quyền dân chủ rộng rãi, xóa bỏ bất bình đẳng về đẳng cấp.

C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Xử tử vua và hoàng hậu vì tội phản quốc.

Câu 8: Ý không phản ánh đúng những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới là

A. Cấm tư sản và quý tộc mới kinh doanh một số ngành công nghiệp.

B. Nhà nước độc quyền thương mại, thu thuế thuyền bè.

C. Đặt ra nhiều thứ thuế mới.

D. Nhiều đặc quyền phong kiến vẫn được duy trì.

Câu 9: Việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát có ý nghĩa là

A. Lao động của con người từ chân tay sang máy móc hoàn toàn.

B. Tạo ra nguồn động lực mới, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa.

C. Xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.

D. Biến nước Anh thành “công trường của thế giới”.

Câu 10: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc nội chiến ở Mỹ (1861 – 1865) là gì?

A. Mâu thuẫn giữa kinh tế công thương nghiệp và kinh tế đồn điền.

B. Mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô.

C. Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm 1860.

D. Mâu thuẫn giữa tư sản ở miền Bắc và chủ nô ở miền Nam.

Câu 11: Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế ở nước Đức đến giữa thế kỷ 19 là

A. Đất nước chia cắt thành nhiều vương quốc lớn nhỏ.

B. Một phần lãnh thổ bị nước ngoài chiếm đóng.

C. Giai cấp thống trị chủ trương đầu tư ra nước ngoài.

D. Quý tộc quân phiệt Phổ độc quyền, hiếu chiến.

Câu 12: Sự kiện thành lập đế chế Đức năm 1871 có điểm gì đặc biệt?

A. Bixmác (một quý tộc Phổ) lên ngôi hoàng đế.

B. Được tổ chức tại cung điện Vécxai (Pháp).

C. Có sự tham gia của tất cả các hoàng đế nước láng giềng.

D. Vua Phổ trở thành thủ tướng nước Đức.

Câu 13: Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian về cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:

1. Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập hợp chủng quốc Mĩ

2. Sự kiện “chờ Bôxtơn”

3. Chiến tranh kết thúc

4. Hiến pháp nước Mỹ được thông qua

5. Hòa ước Vécxai được ký kết, Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa.

A. 2, 3, 1, 4, 5.

B. 2, 5, 3, 1, 4.                       

C. 1, 3, 2, 4, 5.

D. 2, 1, 3, 5, 4.

Câu 14: Ý nào chưa thỏa đáng để giải thích vì sao giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao?

A. Chiến thắng thù trong giặc ngoài bảo vệ nền độc lập dân tộc.

B. Giải quyết triệt để những nhiệm vụ của một cách mạng tư sản.

C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến.

Câu 15: Khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do - bình đẳng - bác ái” thuộc văn kiện nào?

A. Tuyên ngôn độc lập.

B. Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền.

C. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

D. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ.

Câu 16: Trong xã hội nước Anh trước Cách mạng tư sản, mâu thuẫn cơ bản nào mới xuất hiện?

A. Giữa tư sản và quý tộc mới với chế độ quân chủ.

B. Giữa quý tộc phong kiến với tư sản.

C. Giữa vô sản với tư sản, quý tộc mới.

D. Giữa nông dân với quý, tộc địa chủ.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Pháp trước Cách mạng (1789). Ngày 14/7/1789 có ý nghĩa như thế nào với cách mạng Pháp và lịch sử Pháp?

Câu 2. Những yếu tố nào giúp nghĩa quân Bắc Mỹ thắng quân Anh trong cuộc chiến tranh giành độc lập? Vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản?

Câu 3. Lập bảng so sánh cuộc cách mạng tư sản Anh cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức theo các tiêu chí sau: nhiệm vụ, lãnh đạo, hình thức và kết quả.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

C

5

D

9

B

13

D

2

B

6

D

10

C

14

D

3

C

7

D

11

A

15

D

4

A

8

A

12

B

16

C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 162.

Cách giải:

Một trong những hệ quả của cách mạng công nghiệp ở châu Âu là hình thành nên hai giai cấp cơ bản của xã hội – tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 145.

Cách giải:

Do áp lực của quần chúng, đầu năm 1949, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 – 1658) -> Cách mạng đạt tới đỉnh cao.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 144, suy luận.

Cách giải:

Đầu thế kỉ XVII, Anh trở thành nền kinh tế phát triển nhất châu Âu:

- Nông nghiệp: phương thức sản xuất tư bản thâm nhập vào nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp: Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng như: luyện kim, làm sứ, len dạ.

- Ngoại thương phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là bán len dạ và nuôi nô lệ da đen.

Chọn: C

Chú ý:

Đáp án D: thuộc đặc điểm kinh tế nông nghiệp, minh chứng cho nội dung khái quát hơn ở đáp án C.

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 159.

Cách giải:

Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu với những phát minh đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp dệt vải bông – ngành công nghiệp phát đạt nhất lúc bấy giờ.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 146.

Cách giải:

Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo ven bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mĩ với số dân khoảng 1,3 triệu người.

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 147, suy luận.

Cách giải:

Sự phát triển của kinh tế các thuộc địa làm cho Bắc Mĩ trở thành đối thủ cạnh tranh đối với nước Anh. Vì vậy, bằng mọi biện pháp Chính phủ Anh đã thực hiện các biện pháp kìm hãm sự phát triển của kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 156-157, suy luận.

Cách giải:

- Chính sách/ Biện pháp của phái Giacôbanh (đứng đầu là Rôbespie) gồm:

+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân => động viên họ tham gia chống thù trong, giặc ngoài.

+ Thông qua Hiến pháp mới (6-1793), mở rộng tự do dân chủ.

+ Ngày 23-8-1793, Ban hành lệnh “Tổng động viên” huy động sức mạnh toàn dân chống thù trong, giặc ngoài.

+ Xóa nạn đầu cơ tích trữ.

+ Ban hành luật giá tối đa với lương thực, thực phẩm.

+ Ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân.

=> Loại trừ đáp án D

Chọn: D

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 144, suy luận.

Cách giải:

Những biện pháp chính quyền phong kiến Anh thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới gồm:

- Đặt ra nhiều thứ thuế.

- Nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè.

- Duy trì nhiều đặc quyền phong kiến.

=> Loại trừ đáp án A.

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 161.

Cách giải:

Việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. Lao động bằng tay dần được thay thế bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.

Chọn: B

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 168.

Cách giải:

Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc nội chiến ở Mĩ (1861 – 1865) là cuộc bầu cử tổng thống năm 1860, khi ứng cử viên của Đảng Cộng hòa là A-bra-ham Lin-côn trúng cử Tổng thống.

Chọn: C

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 163.

Cách giải:

Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là đất nước vẫn trong tình trạng chia xẻ thành nhiều vương quốc, trong đó Áo và Phổ là hai vương quốc lớn nhất.

Chọn: A

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 164.

Cách giải:

Ngày 18-1-1871, lễ thành lập Đế chế Đức được tổ chức tại Cung điện Véc-xai (Pháp). Vua Phổ Vin-hem I chính thức lên ngôi Hoàng đế. Bix-mác trở thành thủ tướng Đức.

Chọn: B

Câu 13.

Phương pháp: Sắp xếp.

Cách giải:

2. Sự kiện “chờ Bôxtơn” (1773)

1. Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập hợp chủng quốc Mĩ (4-7-1776)

3. Chiến tranh kết thúc (1782)

5. Hòa ước Vécxai được ký kết, Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa (9-1783)

4. Hiến pháp nước Mỹ được thông qua (1787)

Chọn: D

Câu 14.

Phương pháp: Phân tích những việc làm của phái Giacôbanh, đánh giá.

Cách giải:

* Sở dĩ nói giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

Chiến thắng thù trong giặc ngoài bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Thành lập chế độ cộng hòa, tạo điều kiện phát triển tư bản chủ nghĩa ở Pháp.

- Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu của cách mạng nhưng:

* Tuy nhiên, cách mạng còn có một số hạn chế:

- Cách mạng chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân.

- Không giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Không hoàn toàn xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến.

=> Ý D giải thích không thỏa đáng cho luận điểm được nêu ra ở đề bài do đây là nội dung thể hiện hạn chế của CMTS Pháp.

Chọn: D

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 154.

Cách giải:

Cuối tháng 8-1789, Quốc hội lập hiến đã thông qua bản Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền với khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do - bình đẳng - bác ái”.

Chọn: C

Câu 16.

Phương pháp: sgk trang 144.

Cách giải:

Trong xã hội Anh trước cách mạng, mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động thể hiện qua những xung đột giữa Quốc hội với nhà vua. Đây là mâu thuẫn cơ bản quan trọng làm bùng nổ Cách mạng tư sản Anh.

Chọn: A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 151-153, suy luận.

Cách giải:

Những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Pháp trước Cách mạng (1789):

- Kinh tế:

+ Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp: Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp; Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.

+ Công thương nghiệp phát triển: tâp trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương: Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim); Công nhân đông, sống tập trung; Buôn bán mở rộng với nhiều nước châu Âu và phương Đông.

Chính trị: Trước cách mạng Pháp là một nước quân chủ chuyên chế, vua nắm mọi quyền.

- Xã hộicó 3 đẳng cấp:

+ Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế

 + Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền, không đóng thuếm giữ chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và giáo hội => không muốn thay đổi chế độ chính trị.

 + Đẳng cấp thứ ba gồm: tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về chính trị, phải đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90% dân số, tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền.

=> Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc => Khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.

Ý nghĩa sự kiện ngày 14/7/1789 với cách mạng Pháp và lịch sử Pháp:

- Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân đã tự vũ trang, tấn công các trụ sở, các cơ quan quan trọng của thành phố và phá ngục Ba-xti.

- Ý nghĩa:

+ Nhà ngục Ba-xti biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế -> tấn công trực tiếp vào chế độ phong kiến lỗi thời.

+ Mở đầu cho cách mạng Pháp.

Câu 2.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

* Những yếu tố giúp nghĩa quân Bắc Mỹ thắng quân Anh trong cuộc chiến tranh giành độc lập bao gồm:

- Sự chỉ huy tài tình của Oa-sinh-tơn

- Sự ủng hộ của nhân dân

- Biết dựa vào địa thế hiểm trở ở Bắc Mĩ để phát huy lối đánh du kích

- Cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc Mĩ được các tầng lớp nhân dân tiến bộ Pháp và nhân dân tiến bộ châu Âu nói chung ủng hộ.

* Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản do:

- Người lãnh đạo là Oasinhtơn - thuộc giai cấp tư sản 
- Hoàn thành nhiệm vụ lật đổ ách thống trị thực dân và tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Một chính quyền của giai cấp tư sản đã được lập ra - Hợp chúng quốc Hoa Kì

Câu 3.

Phương pháp: So sánh, nhận xét.

Cách giải:

Nội dung

Cách mạng tư sản Anh

Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức

Nhiệm vụ

Lật đổ chế độ phong kiến

Thống nhất đất nước

Lãnh đạo

Giai cấp tư sản, quý tộc mới

Giai cấp tư sản, quý tộc quân phiệt Phổ

Hình thức

Nội chiến

Dùng vũ lực, gây chiến tranh với Đan Mạch, Áo, Pháp

Kết quả

Năm 1688, chế độ quân chủ lập hiến được thành lập.

Ngày 18-1-1871, lễ thành lập Đế chế Đức được tổ chức tại Cung điện Véc-xai (Pháp).


Bình luận