Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 11 có lời giải 

Xem lời giải và đáp án chi tiết cho Đề số 1 Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) Lịch sử 11

Đề bài

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: “Ưng Lịch” là tên hiệu của vua

A. Gia Long.           B. Minh Mạng.

C. Tự Đức.             D. Hàm Nghi.

Câu 2: Phái chủ chiến của triều đình đã thực hiện kế hoạch gì vào rạng sáng 5/7/1885?

A. Tấn công đồn Chợ Rẫy.

B. Xuống chiếu Cần vương kêu gọi cứu nước.

C. Tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế.

D. Đưa vua Hàm Nghi ra khỏi hoàng thành.

Câu 3: Người lấy danh nghĩa nhà vua, xuống chiếu Cần vương năm 1885 là

A. Tôn Thất Tùng.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Tôn Thất Đàm. 

D. Trương Quang Ngọc.

Câu 4: Giai đoạn 1 của phong trào Cần vương (1885-1888) đặt dưới sự chỉ huy của

A. Tôn Thất Thuyết và Tôn Thất Đàm.

B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

C. Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn. 

D. Hàm Nghi và Mai Xuân Thưởng.

Câu 5: Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt và chịu án lưu đầy ở

A. Tây Ban Nha.                  B. An-giê-ri.

C. Tuy-ni-di.                        D. Bun-ga-ri.

Câu 6: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiếu Cần vương (1885) là gì?

A. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

B. Lên án, tố cáo hành động đầu hàng của một số quan lại.

C. Bày tỏ lòng yêu nước của nhà vua.

D. Kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

Câu 7: Bãi Sậy là địa danh thuộc tỉnh nào nước ta ngày nay.

A. Hưng Nguyên.                 B. Hưng Yên.

C. Bắc Ninh.                        D. Bắc Giang.

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là

A. Khởi nghĩa Ba Đình. 

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

C. Khởi nghĩa Hương Khê. 

D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 9: Giai đoạn từ 1888 - 1896 nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là

A. chuẩn bị lực lượng và xây dựng cơ sở chiến đấu. 

B. hòa hoãn với thực dân Pháp.

C. tập trung chiến đấu quyết liệt. 

D. chặn đánh các đoàn xe của thực dân Pháp.

Câu 10: Sau thất bại của khởi nghĩa Hương Khê, phong trào Cần vương tiếp tục diễn ra như thế nào?

A. Mở rộng địa bàn hoạt động khắp cả nước.

B. Thu hẹp lại ở các vùng miền núi trung du.

C. Phát triển mạnh mẽ, thu hút nông dân tham gia.

D. Đi đến chấm dứt.

Câu 11: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) thuộc giai cấp nào?

A. Trí thức.                 B. Thương nhân.

C. Địa chủ.                  D. Nông dân.

Câu 12: Mục tiêu đấu tranh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là gì?

A. Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quê hương, giữ đất, giữ làng.

B. Đánh Pháp, giành lại độc lập, khôi phục chế độ phong kiến.

C. Lật đổ chế độ phong kiến.

D. Lật đổ bọn tay sai địa phương.

Câu 13: Phong trào Cần Vương kết thúc, đánh dấu sự chấm dứt của khuynh hướng cứu nước gì?

A. Khuynh hướng phong kiến.

B. Khuynh hướng tư sản.

C. Khuynh hướng dân chủ tư sản. 

D. Khuynh hướng vô sản.

Câu 14Chính phủ Pháp đã cử ai sang làm Toàn quyền Đông Dương năm 1897?

A. Pôn Đu-me.                B. Pôn Ben.

C. Pôn Lu-i Lúc.              D. Jen Đe-co.

Câu 15: Chính sách nổi bật nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là

A. tập trung khai thác mỏ.

B. xây dựng hệ thống giao thông.

C. cướp đoạt ruộng đất.

D. độc quyền thu thuế.

Câu 16: Kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp mang đặc điểm là

A. nền kinh tế phong kiến.

B. nền kinh tế nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

C. nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. 

D. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 17: Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam phân hóa thành mấy giai tầng?

A. 3                             B. 4

C. 5                             D. 6

Câu 18: Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm

A. địa chủ, nông dân, công nhân.

B. công nhân, nông dân, tư sản.

C. công nhân, tư sản, tiểu tư sản. 

D. tư sản, nông dân, tiểu tư sản.

Câu 19: Mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ yếu là

A. đòi quyền lợi về kinh tế. 

B. đòi quyền lợi về chính trị.

C. đòi độc lập dân tộc.

D. đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.

Câu 20: Vào đầu thế kỉ XX, công nhân Việt Nam tập trung chủ yếu trong ngành

A. đồn điền.               B. khai thác mỏ.

C. đóng tàu.              D. xây dựng.

Câu 21: Kinh tế Việt Nam chuyển biến như thế nào dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)?

A. Kinh tế công nghiệp làm chủ đạo.

B. Không chuyển biến, nông nghiệp lạc hậu.

C. Công thương nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ.

D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.

Câu 22: Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài vào Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Nông dân

B. Công nhân

C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ.

D. Sĩ phu yêu nước

Câu 23: Trong trận chiến bảo vệ Ô Quan Chưởng, ai đã lãnh đạo binh sĩ chiến đấu đến cùng để bảo vệ thành?

A. Viên Chưởng Cơ.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Hoàng Diệu. 

D. Nguyễn Lâm.

Câu 24: Vì sao Pháp tìm cách thương lượng với triều đình nhà Nguyễn để kí kết hiệp ước năm 1874?

A. Pháp sa lầy ở trận đánh chiếm thành Hà Nội.

B. Pháp bị chặn đánh ở Thanh Hóa.

C. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất.

D. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai.

Câu 25 : Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp ?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất. 

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác-măng.

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 26: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đem quân ra Bắc Kì lần thứ hai 1882?

A. Nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874.

B. Nhà Nguyễn đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

C. Nhà Nguyễn giao thiệp với nhà Thanh ở Trung Quốc.

D. Nhà Nguyễn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.

Câu 27: Người giữ chức trấn thủ thành Hà Nội năm 1882 là

A. Nguyễn Tri Phương. 

B. Hoàng Diệu.

C. Trương Định. 

D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 28: Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam?

A. Hiệp ước Hác-măng.  

B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

C. Hiệp ước Giáp Tuất. 

D. Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 29: So sánh điểm giống và khác nhau về tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

D

8

C

15

C

22

C

2

C

9

C

16

C

23

A

3

B

10

D

17

C

24

C

4

B

11

D

18

C

25

B

5

B

12

A

19

A

26

A

6

D

13

A

20

B

27

B

7

B

14

A

21

D

28

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 124.

Cách giải:

Ưng Lịch” là tên hiệu của vua Hàm Nghi, do Tôn Thất Thuyết – đứng đầu phái chủ chiến đưa lên làm vua.

Chọn: D

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 125.

Cách giải:

Đêm ngày mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã quyết định ra tay trước, tán công toàn khâm sứ Pháp ở Huế.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 125.

Cách giải:

Sau khi đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết đã lấy danh vua Hàm Nghi để xuống chiếu Cần Vương.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 126.

Cách giải:

Từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 126.

Cách giải:

Năm 1888, do có sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

Chọn: B

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 125, suy luận.

Cách giải:

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên vì vua mà kháng chiến. Đây cũng là mục đích và ý nghĩa lớn nhất của chiếu Cần Vương.

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 128.

Cách giải:

Bãi Sậy là vùng lau sậy rạm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ (Hưng Yên).

Chọn: B

Câu 8.

Phương pháp: Đánh giá đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, nhận xét.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ do những nguyên nhân sau:          

Thời gian kéo dài nhất 1885 - 1896. - Địa bàn rộng lớn 4 tỉnh Bắc Trung kì                                        

- Lãnh tụ: Phan Đình Phùng là sĩ phu đại khoa, Cao Thắng là tướng trẻ có tài…                                       

- Tổ chức chặt chẽ hơn các cuộc khởi nghĩa khác……

- Phương thức hoạt động và tác chiến linh hoạt, chế tạo được vũ khí theo mẫu của Pháp…

- Cuộc khởi nghĩa huy động mức cao độ tiềm năng to lớn của nhân dân, lập nhiều chiến công gay cho địch tổn thất nặng nề….

Chọn: C

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 132.

Cách giải:

Từ năm 1888 đến năm 1896, nghĩa quân Hương Khê bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt.

Chọn: C

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 128.

Cách giải:

Khi tiếng súng kháng chiến đã lặng im trên núi Vụ Quang (Hương Khê - Hà Tĩnh) - cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại -> Phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.

Chọn: D

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 133.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) do nông dân lãnh đạo chống lại chính sách cướp bóc và bình định quân sự của Pháp.

Chọn: D

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 133, suy luận

Cách giải:

Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra với mục đích tự vệ, bảo vệ cuộc sống của mỉnh trước chính sách cướp bóc và bình định của thực dân Pháp. Đây cũng là điểm khác quan trọng so với phong trào Cần Vương.

Chọn: A

Câu 13.

Phương pháp: Dựa trên kết quả của phong trào Cần Vương, suy luận.

Cách giải:

Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là phong trào đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến, đấu tranh với mục tiêu khôi phục lại ngôi vua -> Phong trào này kết thúc đánh dấu sự chấm dứt cuae khuynh hướng cứu nước phong kiến.

Chọn: A

Câu 14.

Phương pháp: sgk trang 137.

Cách giải:

Năm 1897, Chính phủ Pháp của Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Chọn: A

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 137.

Cách giải:

Nổi bật nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp đã ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng.

Chọn: C

Câu 16.

Phương pháp: Nhận xét biến đổi kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đánh giá.

Cách giải:

Do tác động bởi chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp nên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, khi tiến hành khai thác Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.

=> Kinh tế Việt Nam có sự đan xen nền kinh tế phong kiến với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hay nói cách khác là kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.

Chọn: C

Câu 17.

Phương pháp: sgk trang 138, 139.

Cách giải:

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam phân chia thành 5 giai cấp, tầng lớp:

- Giai cấp: nông dân, địa chủ, công nhân.

Tầng lớp: tư sản, tiểu tư sản.

Chọn: C

Câu 18.

Phương pháp: sgk trang 139, suy luận.

Cách giải:

- Lực lượng xã hội mới bao gồm: giai cấp và tầng lớp.

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), có hai giai cấp cũ là: địa chủ và nông dân và 3 giai cấp, tầng lớp mới là: công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

Chọn: C

Câu 19.

Phương pháp: sgk trang 152, suy luận.

Cách giải:

Trong những năm đầu thế kỉ XX, đặc biệt là trong chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân Việt Nam kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế với bạo động vũ trang. Tuy nhiên, mục tiêu chủ yếu nhất vẫn là đòi quyền lợi về kinh tế.

Chọn: A

Câu 20.

Phương pháp: sgk trang 148, suy luận.

Cách giải:

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân đã tăng lên về số lượng. Riêng công nhân mỏ, từ 12000 người (1913) đã lên tới 17000 người (1916) -> công nhân Việt Nam chủ yếu tập trung trong ngành khai thác mỏ.

Chọn: B

Câu 21.

Phương pháp: sgk trang 138.

Cách giải:

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.

Chọn: D

Câu 22.

Phương pháp: sgk trang 140.

Cách giải:

Vào đầu thế kỉ XX, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta -> các sĩ phu yêu nước thức thời (tiến bộ) đã tiếp nhận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt -> Thúc đẩy phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng mới: khuynh hướng dân chủ tư sản.

Chọn: C

Câu 23.

Phương pháp: sgk trang 118.

Cách giải:

Trong lần tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp, khi địch nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ dưới sự chỉ huy của một viên Chưởng cơ đã chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùng tạo cửa ô Thanh Hà (sau đổi thành Ô Quan Chưởng).

Chọn: A

Câu 24.

Phương pháp: sgk trang 118 – 119, suy luận.

Cách giải:

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873) của nhân dân ta đã làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng với triều đình Huế, sau đó kí với triều đìnhh Hiệp ước Giáp Tuất (1874).

Chọn : C

Câu 25.

Phương pháp: sgk trang 119.

Cách giải:

Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.

Chọn: B

Câu 26.

Phương pháp: sgk trang 119.

Cách giải:

Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì lần thứ hai.

Chọn: A

Câu 27.

Phương pháp: sgk trang 119.

Cách giải:

Khi Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai, Tổng đốc thành Hà Nội – Hoàng Diệu đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

Chọn: B

Câu 28.

Phương pháp: sgk trang 122, 123.

Cách giải:

- Hiệp ước Hác-măng (1883) chính thức thừa nhận: “Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp”.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) có nội dung giống với Hiệp ước Hác-măng, chỉ thay đổi một số điều khoản nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng.

Chọn: D

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 29.

Phương pháp: So sánh, nhận xét

Cách giải: 

Tiêu chí

Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

Giống nhau

- Động cơ cứu nước: chung mục đích cứu nước, giải phóng dân tộc. Chịu sự chi phối của hệ tư tưởng tư sản.

- Mục tiêu đấu tranh: đoàn kết đánh đổ thực dân Pháp và tay sai phong kiến, khôi phục độc lập => phát triển trên con đường TBCN.

- Chủ trương dựa vào nước ngoài để học tập, làm cách mạng…

Khác nhau

Nhiệm vụ

Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến…

Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội…

Chủ trương

Dựa vào Nhật để đánh Pháp (vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài để tiến hành bạo động chống Pháp, xây dựng chế độ chính trị mới ở Viêt Nam…)

đoạn tuyệt với chế độ phong kiến, hô hào nhân dân cải cách kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao dân trí, tiến tới cứu nước.

Xu hướng

Bạo động vũ trang.

Cải cách

Hoạt động

Hội Duy Tân, phong trào Đông Du…

Cuộc vận động Duy tân, Lập hội buôn…


Bình luận