Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 11 có lời giải 

Xem lời giải và đáp án chi tiết cho Đề số 2 Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) Lịch sử 11

Đề bài

Câu 1 (NB): Đâu là phong trào cải cách văn hóa - xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước ở đầu thế kỉ XX?

A. Đông du.

B. Đông kinh nghĩa thục.

C. Chống thuế ở Trung Kì.

D. Vận động Duy tân.

Câu 2 (NB): Xã hội Việt Nam trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp gồm những giai cấp nào?

A. Nông dân, công nhân, tiểu tư sản.

B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản.

C. Nông dân, tiểu tư sản, từ sản.

D. Nông dân, địa chủ.

Câu 3 (TH): Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phuơng Tây tìm đường cứu nước vì:

A. Muốn tìm hiểu các nước phương Tây làm cách mạng thế nào

B. Muốn nhờ sự giúp đỡ của Pháp để khai hóa văn minh

C. Muốn nhờ sự giúp đỡ của các nước phương Tây đối với Việt Nam

D. Tìm liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài

Câu 4 (TH): Đâu không phải là lí do tư bản Pháp hạn chế phát triển ngành công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị.

B. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.

C. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa Pháp.

D. Kìm hãm sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Câu 5 (TH): Vì sao tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than ở Việt Nam?

A. Để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp chính quốc.

B. Than là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc.

C. Việt Nam có trữ lượng than lớn.

D. Để phục vụ cho thị trường thế giới.

Câu 6 (VD): Chuyển biến về kinh tế Việt Nam trong chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp là

A. phát triển độc lập tự chủ.

B. trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.

C. phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp.

D. lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp.

Câu 7 (NB): Xu hướng đấu tranh của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX

A. bạo lực.                      B. cải cách.

C. bất bạo động.              D. bạo động.

Câu 8 (NB): Cuộc vận động Duy tân ở Trung kì (1906) là có ý nghĩa như là

A. cuộc cải cách văn hóa-xã hội và giáo dục lòng yêu nước.

B. cuộc đánh đổ thực dân Pháp.

C. vận động thay đổi về lỗi sống, trang phục.

D. cải cách về kinh tế đất nước.

Câu 9 (NB): Thái độ chính trị của bộ phận địa chủ phong kiến vừa và nhỏ là

A. có tinh thần chống Pháp.

B. tay sai của Pháp.

C. có tình thần cách mạng hăng hái.

D. thoả hiệp với Pháp để được hưởng quyền lợi.

Câu 10 (VD): Mục tiêu quan trọng nhất của phong trào Cần Vương

A. xây dụng triều đại phong kiến tiến bộ hơn.

B. chống sự phản động của phái chủ hòa.

C. chống Pháp giành độc lập dân tộc.

D. chống pháp của phái chủ chiến.

Câu 11 (NB): Xu hướng đấu tranh của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX là:

A. bất bạo động.                     B. bạo lực.

C. bạo động.                           D. cải cách.

Câu 12 (NB): Sự kiện nào chứng tỏ Cuộc vận động Duy tân ở Trung kì đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa và trở thành cuộc đấu tranh quyết liệt?

A. Các trường dạy học chữ Quốc ngữ được thành lập ở nhiều nơi.

B. Xuất hiện các công ty ở Quảng Nam, Phan Thiết.

C. Nhân dân cắt tóc ngắn, mặc áo quần theo kiểu Âu hóa.

D. Phong trào chống thuế ởTrung kì 1908.

Câu 13 (TH): Vì sao những cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX thất bại?

A. Chưa làm bùng nổ thành một cuộc cách mạng.

B. Bể tắc về đường lối lãnh đạo,

C. Tầm nhìn hạn chế.

D. Bị thực dân Pháp đàn áp.

Câu 14 (NB): Chuyển biến tích cực của kinh tế Việt Nam trong chính sách khai thác thuộc địa thứ nhất của Pháp là

A. đầu tư thêm vốn.

B. du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

C. lệ thuộc vào Pháp.

D. duy trì phương thức bóc lột phong kiến.

Câu 15 (VDC): Hệ quả lớn nhất của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đổi với xã hội Việt Nam là gì?

A. Mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội ngày càng sâu sắc.

B. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp càng sâu sắc.

C. Nền kinh tế bị lệ thuộc vào thực dân Pháp.

D. Xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản.

Câu 16 (VD): Điểm giống nhau về con đường đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là

A. thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến.

B. chủ trương đánh Pháp, giành độc lập.

C. chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

D. kêu gọi cải cách về văn hóa-xã hội.

Câu 17 (TH): Mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa

A. tư sản Việt với tư sản Pháp. 

B. công nhân với tư sản.

C. nông dân với địa chủ.

D. dân tộc Việt với thực dân Pháp.

Câu 18 (TH): Nguyên nhân khách quan khiến những cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX thất bại là

A. Tầm nhìn hạn chế. 

B. Bế tắc về đường lối lãnh đạo.

C. Chưa làm bùng nổ thành một cuộc cách mạng. 

D. Bị thực dân Pháp đàn áp.

Câu 19 (NB): Tình cảnh của giai cấp nông nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. nông dân có ruộng nên doi sống ổn định.

B. bị để quốc, phong kiến áp bức, bóc lột thậm tệ, dời sống vô cùng khó khăn,

C. nông dân được hưởng cuộc sống tự do, không bị phong kiến và để quốc áp bức.

D. đại đa số nông dân vẫn có ruộng đất để cày cấy nhưng do mất mùa liên tiếp nên đời sống khó khăn.

Câu 20 (NB): “Nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bon phong kiến ..." là chủ trương đấu tranh của sĩ phu yêu nước nào?

A. Phan Châu Trinh.     B. Phan Bội Châu.

C. Lương Văn Can.       D. Nguyễn Quyền.

Câu 21 (VDC): Nhận xét về phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi.

B. Khủng hoàng về đường lối và giai cấp lãnh đạo,

C. Làm bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản thực sự.

D. Xác định đúng đắn về con đường cách mạng,

Câu 22 (NB): Khuynh hướng đấu tranh mới trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. dân chủ tư sản.          B. vô sản.

C. phong kiến.                D. tiểu tư sản.

Câu 23 (NB): Tầng lớp nào làm trung gian, đại lí tiêu thụ, thu mua, cung ứng nguyên vật liệu cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Tư sản.                     B. Tiểu tư sản.

C. Địa chủ.                    D. Công nhân.

Câu 24 (VD): Điểm khác nhau trong phương pháp đấu tranh của Phan Bội Châu so với Phan Châu Trinh là:

A. dựa vào nước ngoài để đánh Pháp.

B. chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

C. chủ trương cứu nước bằng phương pháp bạo động.

D. chủ trương cửu nước bằng phương pháp cải cách.

Câu 25 (TH): Lí do quan trọng nhất để Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam:

A. Chiếm được Đà Nẵng sẽ cắt đứt con dường tiếp tế của triều đình nhà Nguyễn,

B. Đà Nẵng có cảng biển nước sâu tạo điệu kiện thuận lợi cho thuyền chiến Pháp - Tây Ban Nha dễ dàng dàn trận.

C. Dùng Đà Nẵng làm bàn đạp để tấn công kinh thành Huế.

D. Đà Nẵng là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo đạo kỉ tô giáo nên tấn công sẽ được sự ủng hộ của giáo dân.

Câu 26 (NB): Thái độ chính trị của giai cấp nông dân Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp

A. lực lượng lãnh đạo. 

B. lực lượng cách mạng hăng hái.

C. lực lượng cách mạng to lớn.

D. lực lượng tay sai của Pháp.

Câu 27 (NB): Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Pháp là

A. Nông dân, địa chủ.

B. Nông dân, tiểu tư sản, tư sản.

C. Nông dân, công nhân, tiểu tư sản.

D. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản.

Câu 28 (VDC): Bài học kinh nghiệm lớn nhất đối với hiện nay được rút ra từ cuộc vận động cải cách văn hóa - xã hội của Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX là gì?

A. Chú trọng để phát triển kinh tế bên trong đất nước.

B. Tự cường dân tộc, nâng cao dân tri, bối dưỡng sức dân.

C. Dựa vào lực lượng bên ngoài để xây dựng nền dân chủ đất nước.

D. Tranh thủ mọi sự đồng tinh giúp đỡ bên ngoài để phát triển đất nước.

Câu 29 (NB): Đâu không phải là chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp?

A. cướp đoạt ruộng đất.

B. xây dựng hệ thống giao thông.

C. khai khẩn đất hoang.

D. tập trung khai thác mỏ.

Câu 30 (NB): Mục đích của Pháp trong việc xây dựng hệ thống giao thông ở Việt Nam?

A. Phục vụ khai thác và quân sự của Pháp. 

B. Khai sáng nền văn minh Việt Nam.

C. Phục vụ mục đích quân sự của Pháp.

D. Phục vụ cho nhân dân Việt Nam.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

D

11

D

21

B

2

D

12

D

22

A

3

A

13

C

23

A

4

B

14

B

24

C

5

A

15

B

25

C

6

D

16

C

26

B

7

D

17

D

27

D

8

A

18

D

28

B

9

A

19

B

29

C

10

C

20

A

30

A

Câu 1.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 142.

Cách giải:

Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì có nội dung:

- Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

- Lập hội buôn, chú ý phát triển nghề làm vườn.

- Mở trường dạy học theo lối mới.

- Cải cách trang phục và lối sống.

=> Phong trào Duy tân là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là cải cách về văn hóa – xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của ngoại xâm.

Chọn: D

Câu 2. 

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 138 - 139.

Cách giải:

- Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là nông dân, địa chủ.

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã xuất hiện thêm:

+ Giai cấp mới: công nhân.

+ Tầng lớp mới: tư sản và tiểu tư sản.

Chọn: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 152, suy luận.

Cách giải:

Nguyễn Ái Quốc muốn sang phương Tây tìm đường cứu nước vì muốn tìm hiểu nước Pháp và các nước khác làm như thế nào để về giúp đồng bào mình.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: Dựa trên chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, suy luận.

Cách giải:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp chỉ chú trọng việc khai thác mỏ, trước hết là các mỏ than. Ngoài ra, các cơ sở khai thác thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, nhân công và đẩy mạnh tiến độ khai thác. Ngoài ra, thực dân Pháp không chú trọng phát triển công nghiệp nặng, vì nếu tập trung phát triển ngành này ở Việt Nam, kinh tế Việt Nam sẽ trở nên tư chủ và giảm dần sự phụ thuộc vào Pháp.

=> Pháp cần hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng ở Việt Nam để cột chặt nên kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế của Pháp.

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: Dựa trên mục đích khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, suy luận.

Cách giải:

Tư bản Pháp chủ trọng đến việc khai thác mỏ than ở Việt Nam xuất phát từ hai nguyên nhân quan trọng:

- Nhu cầu của thực dân Pháp muốn khai thác than để phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp ở chính quốc.

- Việt Nam có sẵn nguồn nguyên liệu này để Pháp tiến hành khai thác.

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: Phân tích những chuyển biến về kinh tế, đánh giá.

Cách giải:

Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 140.

Cách giải:

Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX đấu tranh theo xu hướng bạo động.

Chọn: D

Câu 8.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 143.

Cách giải:

Phong trào Duy tân là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là cải cách về văn hóa – xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của ngoại xâm. Đây là ý nghĩa quan trọng của phong trào này.

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 138.

Cách giải:

Bộ phận địa chủ phong kiến vừa và nhỏ do bị thực dân Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần chống Pháp.

Chọn: A

Câu 10.

Phương pháp: Phân tích bối cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương, nhận xét

Cách giải:

Phong trào Cần Vương hướng tới mục tiêu chống Pháp để giành độc lập dân tộc, khôi phục chế độ phong kiến. Đây chính là mục tiêu quan trọng nhất, huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Chọn: C

Câu 11.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 142.

Cách giải:

Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX đấu tranh theo xu hướng cải cách với các biện pháp như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại.

Chọn: D

Câu 12.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 142.

Cách giải:

Tu tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hoà, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908.

Chọn: D

Câu 13.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 156, suy luận.

Cách giải:

Do tầm nhìn hạn chế và những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại.

Chọn: C

Câu 14.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 138, suy luận.

Cách giải:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Đây là phương thức sản xuất tiên tiến, đưa đến chuyển biến tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, sự chuyển biến này thực chất không đáng kể.

Chọn: B

Câu 15. 

Phương pháp: Nhận xét tình hình Việt Nam trong và sau cuộc khai thác thuộc địa, đánh giá.

Cách giải:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp nhằm vơ vét tối đa sức người sức của => Đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động cực khổ, lầm tham => Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.

Chọn: B

Câu 16.

Phương pháp: So sánh đặc điểm con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Cách giải:

Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh tiêu biểu cho cuộc đấu tranh cứu nước đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Chọn: C

Chú ý:

- Đáp án A, B: thuộc chủ trương của Phan Bội Châu.

- Đáp án D: thuộc chủ trương của Phan Châu Trinh.

Câu 17.

Phương pháp: Dựa trên đặc điểm xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, suy luận.

Cách giải:

Đầu thế kỉ XX, do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa, đời sống của các tầng lớp nhân dân khổ cực => Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng gay gắt. Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất làm bùng nổ các phong trào đấu tranh.

Chọn: D

Câu 18.

Phương pháp: Dựa trên bối cảnh diễn ra phong trào vận động yêu nước của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX, suy luận.

Cách giải:

Các cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX thất bại là do:

- Các đáp án A, B, C: nguyên nhân chủ quan.

- Đáp án D: nguyên nhân khách quan. Đặc biệt là so sánh lượng và vũ khí chênh lệch.

Chọn: D

Câu 19.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 138-139.

Cách giải:

Công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột thậm tệ, đời sống vô cùng khó khăn. Chính vì thế, nông dân là một lực lượng to lớn của cách mạng và có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.

Chọn: B

Câu 20.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 142.

Cách giải:

Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng các biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó nhưng là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.

Chọn: A

Câu 21.

Phương pháp: Đánh giá phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất,  nhận xét.

Cách giải:

Phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất thất bại cũng minh chứng khuynh hướng dân chủ tư sản chưa thể phù hợp với cách mạng Việt Nam, khuynh hướng cứu nước phong kiến đã thất bại cùng với phong trào Cần Vương.

=> Nguyên nhân dẫn đến thất bại và cũng là tình trạng chung của cách mạng Việt Nam thời kì này là khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

Chọn: B

Câu 22.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 139.

Cách giải:

Đầu thế kỉ XX, do sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản tư nước ngoài và những biến đổi trong xã hội Việt Nam đã tạo thành phong trào đấu tranh theo khuynh hướng này, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Chọn: A

Câu 23.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 139.

Cách giải:

Tầng lớp tư sản đầu tiên ở Việt Nam là những người làm trung gian, đại lí tiêu thụ hoặc thu mua hàng hóa, cung ứng vật liệu.

Chọn: A

Câu 24.

Phương pháp: So sánh đặc điểm chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Cách giải:

Nội dung

Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

A

Dựa vào Nhật để đánh Pháp

Dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.

=> Đều dựa vào nước ngoài để đánh Pháp

B

Chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

C

x

 

D

 

Chọn: C

Câu 25.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 108, suy luận.

Cách giải:

Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng là sẽ chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng. Đây chính là lí do quan trọng nhất Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Chọn: C

Câu 26.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 139.

Cách giải:

Nông dân Việt Nam chịu ách áp bức của thực dân Pháp và phong kiến => Nông dân có thái độ chính trị là hăng hái tham gia cách mạng.

Chọn: B

Chú ý:

Đáp án C là vai trò của nông dân đối với cách mạng.

Câu 27.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 139.

Cách giải:

Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất:

- Giai cấp cũ: Nông dân, địa chủ.

- Lực lượng xã hội mới:

+ Giai cấp: công nhân.

+ Tầng lớp: tư sản, tiểu tư sản.

Chọn: D

Câu 28.

Phương pháp: Phân tích cuộc vận động cải cách văn hóa - xã hội của Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX, liên hệ.

Cách giải:

Vận động cải cách văn hóa - xã hội của Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với hiện nay, đặc biệt là vấn đề:

- Tự cường dân tộc:

+ Phan Châu Trinh: cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển làm nghề thủ công, nghề làm vườn.

=> Hiện nay cần: phát triển thực lực kinh tế của đất nước. Bởi kinh tế có mạnh thì nước mới mạnh, chính trị, xã hội mới ổn định.

- Nâng cao dân trí:

+ Phan Châu Trinh: mở trường dạy học theo lối mới.

=> Hiện nay, chú trọng giáo dục - coi đó là quốc sách hàng đầu. Dân trí tăng sẽ là điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến.

Bồi dưỡng sức dân:

+ Phan Châu Trinh: thực hiện chính sách cải cách văn hóa - xã hội, trong đó có trang phục lối sống.

=> Hiện nay cần: thực hiện các chính sách, chế độ xã hội tiến bộ, dân chủ đối với nhân dân, đảm bảo cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân.

Chọn: B

Câu 29.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 137.

Cách giải:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chú trọng cướp đoạt ruộng đất, không khai thác đất hoang.

Chọn: C

Câu 30.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 137.

Cách giải:

Chính quyền Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ cho mục đích quân sự.

Chọn: A


Bình luận