Đề số 31 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 11 có lời giải 

Xem lời giải và đáp án chi tiết cho Đề số 3 Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) Lịch sử 11

Đề bài

A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Câu 1 (NB). Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873?

A. Giải quyết vụ Đuy puy.

B. Điều tra tình hình Bắc Kì.

C. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862.

D. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1874.

Câu 2 (VD). Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

A. Bãi Sậy.                       B. Ba Đình.

C. nông dân Yên Thế.        D. Hương Khê.

Câu 3 (NB). Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước

A. Đức, Italia, Nhật Bản.

B. Đức, Liên Xô, Anh.

C. Mĩ, Liên Xô, Anh.

D. Italia, Hunggari, Áo.

Câu 4 (NB). Tháng 6/1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã thành lập tổ chức nào?

A. Tâm Tâm xã.

B. Hội phục Việt.

C. Hội Duy tân.

D. Việt Nam Quang phục hội.

Câu 5 (NB). Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương chống Pháp?

A. Ba Đình.                    B. Bãi Sậy.

C. Yên Thế.                    D. Hương Khê.

Câu 6 (NB). Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của phong trào Cần vương trong giai đoạn hai (1888 – 1896)?

A. Phong trào tiếp tục phát triển và ngày càng lan rộng.

B. Bùng nổ hàng trăm cuộc khởi nghĩa, lan ra cả nước.

C. Phong trào không còn sự lãnh đạo của triều đình.

D. Phong trào qui tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn.

Câu 7 (NB). Ý nào không phản ánh đúng hành động của thực dân Pháp khi đưa quân đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?

A. Giở trò khiêu khích.

B. Tuyên bố mở cửa sông Hồng.

C. Thương lượng với ta.

D. Gửi tối hậu thư yêu cầu nộp thành.

Câu 8 (TH). Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì năm 1867 một cách nhanh chóng?

A. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.

B. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.

C. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.

D. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.

Câu 9 (NB). Phòng tuyến mà nhà Nguyễn xây dựng để phòng thủ chống Pháp ở Gia Định năm 1860 là

A. thành Vĩnh Long.

B. đại đồn Chí Hòa.

C. đồn Kiên Giang.

D. thành Gia Định.

Câu 10 (TH). Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) là

A. quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

B. đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc.

C. đòi các nước đế quốc trao trả độc lập.

D. đòi tự do kinh doanh, tự chủ chính trị.

Câu 11 (NB). Đâu không phải là hành động của nhân dân Bắc Kì khi Gác-ni-ê đưa quân tấn công Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873?

A. Đốt kho thuốc súng của Pháp.

B. Bất hợp tác với Pháp.

C. Bỏ thuốc độc vào các giếng nước uống.

D. Tìm cách thỏa hiệp với Pháp.

Câu 12 (NB). Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ, thái độ của Anh, Pháp đối với các hành động của liên minh phát xít là

A. trung lập với các hoạt động diễn ra bên ngoài lãnh thổ.

B. nhượng bộ, thỏa hiệp phát xít.

C. coi phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất.

D. liên kết với Liên Xô để chống phát xít.

Câu 13 (TH). Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với nghĩa quân.

B. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của quan quân triều đình.

C. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với quân Pháp.

D. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

Câu 14 (TH). Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian: 1. Thực dân pháp đánh thành Gia Định; 2. Triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất; 3. Thực dân pháp đánh chiếm Đà Nẵng; 4. Thực dân pháp đánh Bắc Kì lần nhất.

A.  3,1,2,4.                             B. 3,4,2,1.

C. 1,2,3,4.                              D. 2,1,4,3.

Câu 15 (VDC). Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp là

A. Yên Thế.                     B. Hương Khê.

C. Bãi Sậy.                      D. Ba Đình.

B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

Câu 2 (3,0 điểm). Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình, em hãy hoàn thành các yêu cầu sau :

a) So sánh những điểm khác biệt giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp và khởi nghĩa nông dân Yên Thế theo mẫu:

ND so sánh

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế

Thời gian

 

 

Lãnh đạo

 

 

Mục tiêu

 

 

Tính chất

 

 

b) Nhận xét về phong trào Cần vương.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

A/ TRẮC NGHIỆM

1. A

2. C

3. A

4. D

5.  C

6. B

7. C

8. A

9. B

10. D

11. D

12. B

13. D

14. A

15. B

 

Câu 1.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 117.

Cách giải:

Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở Sài Gòn phải Đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc. Sau khi hội quân với Đuy-puy, thực dân Pháp liền giở trò khiêu khích, sau đó đưa quân đi chiếm các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Kì.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: So sánh các cuộc khởi nghĩa vũ trang trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Cách giải:

- Cả ba đáp án A, B, D đều không phù hợp vì đều diễn ra và kết thúc vào cuối thế kỉ XIX.

- Đáp án C đúng vì khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) diễn ra cuối thế kỉ XIX và kéo dài đến đầu thế kỉ XX.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 90.

Cách giải:

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước: Đức, Italia, Nhật Bản.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 141.

Cách giải:

Tháng 6/1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 128 - 131.

Cách giải:

- Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.

- Khởi nghĩa Yên Thế không nằm trong phong trào Cần vương.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 126.

Cách giải:

- Phong trào Cần vương chia làm 2 giai đoạn với đặc điểm khác nhau, cụ thể:

+ Giai đoạn 1885 – 1888: đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở bắc Kì và Trung Kì.

+ Giai đoạn 1888 – 1896: không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.

=> Đáp án B không phải là đặc điểm của giai đoạn 1888 – 1896.

Chọn: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 117.

Cách giải:

Hành động của thực dân Pháp khi đưa quân đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873):

- Giở trò khiêu khích.

- Tuyên bố mở cửa sông Hồng.

- Gửi tối hậu thư yêu cầu nộp thành.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: Dựa trên phong trào kháng chiến chống Pháp ở 3 tình miền Tây Nam Kì, suy luận.

Cách giải:

- Đáp án A lựa chọn vì nếu triều đình cùng nhân dân ta kiến quyết chống Pháp thì đã không bỏ lỡ cơ hội đánh thắng Pháp hoàn toàn.

- Đáp án B loại vì việc thực dân Pháp tấn công bất ngờ chỉ là 1 yếu tố khách quan, nó không quyết định việc 3 tỉnh miền Tây nhanh chóng bị đánh chiếm.

- Đáp án C loại vì nhân dân muốn cùng triều đình chống Pháp nhưng triều đình vì quyền lợi giai cấp mà từng bước quay lưng lại với cuộc kháng chiến của nhân dân.

- Đáp án D loại vì trang bị vũ khí yếu kém chỉ là 1 yếu tố khách quan, nó cũng có ảnh hưởng nhưng không phải yếu tố quyết định. Thực tế, từ 1858 – 1862, vũ khí của triều đình và nhân dân thô sơ nhưng vẫn khiến cho quân Pháp nhiều phen hoang mang. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của chúng đã bị phá sản và phải chuyển sang kế hoạch chinh phục từng gói nhở. Chính sự bạc nhược của triều đình mà quân Pháp đã nhanh chóng chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì năm 1867 chỉ trong vòng 5 ngày.

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 110.

Cách giải:

Phòng tuyến mà nhà Nguyễn xây dựng để phòng thủ chống Pháp ở Gia Định năm 1860 là: đại đồn Chí Hòa.

Chọn: b

Câu 10.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 84.

Cách giải:

Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 –1939) là đấu tranh đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ chính trị.

Chọn: D

Câu 11.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 117 – 118.

Cách giải:

Khi Gác-ni-ê đưa quân tấn công Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873, nhân dân Bắc Kì đã: bất hợp tác với thực dân Pháp, bỏ thuốc độc các giếng nước uống, đốt chấy các kho thuốc súng của Pháp.

Chọn: D

Câu 12.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 91.

Cách giải:

Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ, thái độ của Anh, Pháp đối với các hành động của liên minh phát xít là nhượng bộ, thỏa hiệp phát xít.

Chọn: B

Câu 13.

Phương pháp: Dựa trên kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai, suy luận

Cách giải:

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) đã thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

Chọn: D

Câu 14.

Phương pháp: Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian.

Cách giải:

3. Thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng (1858)

1. Thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định (1859)

2. Triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

4. Thực dân pháp đánh Bắc Kì lần nhất (1873)

Chọn: A

Câu 15.

Phương pháp: Nhận xét các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương, đánh giá.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp.

Chọn: B

B/ TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 101.

Cách giải:

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.

- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Câu 2.

a) Phương pháp: So sánh

Cách giải:

ND so sánh

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế

Thời gian

Diễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.

Diễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu.

Nông dân.

Mục tiêu

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.

Tính chất

Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc.

Phong trào mang tính chất tự vệ, tự phát

 b) Phương pháp: Nhận xét

Cách giải:

- Phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp, thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm chống thực dân Pháp để bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta.

- Phong trào Cần vương tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc.


Bình luận