110 bài tập Vai trò của các nguyên tố khoáng

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bản nào?

Lời giải chi tiết : 

Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo 2 hình thức chủ động và thụ động.

Đáp án B

Đáp án A: 

Hấp thụ khuyếch tán và thẩm thấu.

Đáp án B: 

 Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động.

Đáp án C: 

Điện li và hút bám trao đổi.

Đáp án D: 

 Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ.

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?

1. Năng lượng là ATP.

2. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.

3. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi.

4. Enzim hoạt tải (chất mang).

Lời giải chi tiết : 

  Quá trình hấp thu chủ động các ion khoáng cần có các yếu tố : 1,2,4

-Đáp án C

Đáp án A: 

 1.3,4   

Đáp án B: 

2,4.  

Đáp án C: 

1,2,4.  

Đáp án D: 

 1,4

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Nguyên tố khoáng đa lượng có vai trò chung nào sau đây?

Đáp án A: 

Tham gia xây dựng các hệ thống enzim, các vitamin. Do vậy, điều hoà cường độ và chiều hướng trao đổi chất.

Đáp án B: 

 Kiến tạo cơ thể vì là thành phần chủ yếu cấu tạo prôtêin, lipit, axit nuclêic.

Đáp án C: 

 Ảnh hưởng lớn đến tính chất của hệ keo nguyên sinh.

Đáp án D: 

Cả A, B và C.

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho các nguyên tố: Nitơ. sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho. canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đa lượng là:

Lời giải chi tiết : 

Các nguyên tố đa lượng là D: Nitơ, phospho, kali, lưu huỳnh, canxi

Ý A sai vì sắt là nguyên tố vi lượng

Ý B sai vì kẽm là nguyên tố vi lượng

Ý C sai vì đồng là nguyên tố vi lượng.

Đáp án D

Đáp án A: 

 Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt.

Đáp án B: 

 Nitơ, kali, photpho và kẽm.

Đáp án C: 

Nitơ, photpho. kali, canxi và đồng.

Đáp án D: 

 Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cho các nguyên tố: Clo, đồng, canxi, magiê, photpho, sắt, coban. lưu huỳnh, kali, molipđen. Các nguyên lố vị lượng gồm:

Lời giải chi tiết : 

Đáp án C

Các nguyên tố đa lượng là: lưu huỳnh, canxi, phosphor, kali

Đáp án A: 

Clo, đồng, magiê, coban và lưu huỳnh.

Đáp án B: 

Clo, đồng, magiê, coban, lưu huỳnh và kali.

Đáp án C: 

 Clo, đồng, magiê, sắt, coban và molipđen.

Đáp án D: 

Clo, đồng, magiê, sắt và canxi.

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Vai trò của kali đối với thực vật là

Lời giải chi tiết : 

Vai trò của kali chủ yếu là chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

đáp án C

Đáp án A: 

 thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpholipit, coenzim cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

Đáp án B: 

 thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.

Đáp án C: 

chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

Đáp án D: 

thành phần của prôtêin, axit nuclêic.

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Vai trò của phôtpho đôi với thực vật là

Lời giải chi tiết : 

Vai trò của phospho là là  thành phần của axit nucleic, ATP, phôtpholipit, coenzim cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ

Đáp án A

Đáp án A: 

thành phần của axit nucleic, ATP, phôtpholipit, coenzim cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

Đáp án B: 

thành phần của prôtêin, axit nuclêic.

Đáp án C: 

 chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

Đáp án D: 

 thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Vai trò cùa magiê đối với thực vật

Lời giải chi tiết : 

Magie là thành phầncủa diệp lục, hoạt hóa enzyme.

Đáp án B

Đáp án A: 

 chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

Đáp án B: 

thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim.

Đáp án C: 

 thành phần của axit nucleic, ATP, phôtpholipit, cöenzim cần cho nở hoa, đâu quả, phát triển rễ.

Đáp án D: 

 thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Vai trò của clo đối với thực vật là

Lời giải chi tiết : 

Vai trò của clo : duy trì cân bằng ion, tham gia trong quang hợp (quang phân li nước)

Đáp án A

Đáp án A: 

duy trì cân bằng ion, tham gia trong quang hợp (quang phân li nước).

Đáp án B: 

 thành phần của thành tê bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim

Đáp án C: 

 thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim.

Đáp án D: 

 thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpholipit, cöenzim cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Sự biểu hiện triệu chứng thiếu lưu huỳnh của cây là

Lời giải chi tiết : 

Khi cây thiếu lưu huỳnh cây có biểu hiện: lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

A là biểu hiện của cây khi thiếu phospho

C là biểu hiện của cây khi thiếu kali

D là biểu hiện của cây khi thiếu nitơ

Đáp án B

Đáp án A: 

 lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

Đáp án B: 

 lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

Đáp án C: 

lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và nhiều chấm đỏ ở mặt lá.

Đáp án D: 

 sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Sự biển hiện triệu chứng thiểu sắt của cây là

Lời giải chi tiết : 

Khi cây thiếu sắt gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.

A là biểu hiện khi cây thiếu đồng

B là biểu hiện của cây thiếu canxi

C là biểu hiện thiếu clo

đáp án D

Đáp án A: 

 lá non có màu lục đậm không bình thường.

Đáp án B: 

 lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết

Đáp án C: 

 lá nhỏ có màu vàng.

Đáp án D: 

gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Sự biểu hiện triệu chứng thiếu kali của cây là

Lời giải chi tiết : 

Đáp án D

A là biểu hiện khi cây thiếu nitơ

B là biểu hiện khi cây thiếu lưu huỳnh

C là biểu hiện khi cây thiếu phospho

Đáp án A: 

sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.

Đáp án B: 

lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

Đáp án C: 

 lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

Đáp án D: 

 lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và nhiều chấm đỏ ở mặt lá.

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Sự biểu hiện triệu chứng thiếu canxi của cây là

Lời giải chi tiết : 

Khi thiếu canxi, cây có biểu hiện lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.

Đáp án C

Đáp án A: 

gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.

Đáp án B: 

 lá non có màu lục đậm không bình thường,

Đáp án C: 

 lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.

Đáp án D: 

 lá nhỏ có màu vàng.

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là

Lời giải chi tiết : 

Khi cây bị thiếu nitơ thường còi cọc , lá có màu vàng.

Đáp án D

Đáp án A: 

  lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

Đáp án B: 

 lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

Đáp án C: 

 lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và nhiều chấm đỏ ở mặt lá.

Đáp án D: 

sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Các nguyên tố đại lượng có vai trò gì đối với tế bào thực vật ?

Lời giải chi tiết : 

Các nguyên tố đại lượng có vai trò:

-          vai trò cấu trúc: các nguyên tố C,H,O,N,P….là thành phần không thể thiếu trong các đại phân tử: axit nucleic, lipit, protein…

-          ảnh hưởng đến hệ keo nguyên sinh .

đáp án D

Đáp án A: 

Vai trò cấu trúc trong tế bào

Đáp án B: 

 Là thành phần của các đại phân tử protein, lipit, axit nucleic trong tế bào.

Đáp án C: 

ảnh hưởng tới tính chất của hệ thống keo nguyên sinh

Đáp án D: 

 tất cả đều đúng.

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Vai trò của các nguyên tố vi lượng

Lời giải chi tiết : 

Vai trò của các nguyên tố vi lượng:

-          Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ quan trọng trong các quá trình trao đổi chất: Mg là thành phần của diệp lục, Cu trong xitocrom…

-          Là thành phần của hầu hết các enzyme : chúng hoạt hóa enzyme, là thành phần của coenzyme.

Đáp án D

Đáp án A: 

Vai trò của các nguyên tố vi lượng

Đáp án B: 

Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ quan trọng trong các quá trình trao đổi chất.

Đáp án C: 

Là thành phần của các đại phân tử trong tế bào.

Đáp án D: 

 A và B đều đúng.

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Các nguyên tố khoáng trong đất tồn tại dưới những dạng nào ?

Lời giải chi tiết : 

Các nguyên tố khoáng trong đất tồn tại ở các dạng : dạng hòa tan, phân ly thành ion + và ion –

Đáp án D

Đáp án A: 

Dạng hòa tan

Đáp án B: 

 Phân ly thành các ion tích điện dương

Đáp án C: 

 Phân ly thành các ion mang điện âm

Đáp án D: 

Tất cả đều đúng

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Chất này trực tiếp tham gia vào quá trình TĐC trong cơ thể. Thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống. Nó không thể thay thế bởi bất kỳ nguyên tố nào khác. Nó là :

Lời giải chi tiết : 

Đáp án D.

Các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu có các đặc điểm:

- Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

- Không thể thay thế được bởi bất kỳ nguyên tố nào khác

- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cớ thể.

( SGK – 20)

Đáp án A: 

Nguyên tố vi lượng

Đáp án B: 

 Nguyên tố đa lượng

Đáp án C: 

 Nguyên tố phát sinh hữu cơ

Đáp án D: 

 Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Các nguyên tố cây chỉ cần với lượng rất ít là

Lời giải chi tiết : 

Nguyên tố mà cây cần rất ít là các nguyên tố vi lượng, đó chính là: Cu, Zn, Mn

Đáp án D

Đáp án A: 

N, Ca, P

Đáp án B: 

Mg , S,Fe

Đáp án C: 

 N, P, K

Đáp án D: 

Cu, Zn, Mn

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Đây là thành phần không thể thiếu của axit nucleic, ATP, phospholipit và coenzyme. Khi thiếu nó cây còi cọc, lá màu xanh đậm. Nó là ?

Lời giải chi tiết : 

Trong 4 nguyên tố trên, nguyên tố là thành phần không thể thiếu của axit nucleic, ATP, phospholipit và coenzyme và khi thiếu nó cây có các đặc điểm trên là Phospho.

Đáp án B

Đáp án A: 

Nitơ

Đáp án B: 

Phốt pho

Đáp án C: 

Lưu huỳnh

Đáp án D: 

 Magie

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Những nguyên tố nào chẳng những cây không cần mà còn gây hại đối với thực vật là :

Lời giải chi tiết : 

Thủy ngân và chì là 2 chất gây hại cho thực vật

Đáp án B

Đáp án A: 

 Kẽm, clo

Đáp án B: 

Thủy ngân, chì

Đáp án C: 

 Silic, sắt

Đáp án D: 

Natri , molipden

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Qúa trình hút khoáng phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình hô hấp vì

Lời giải chi tiết : 

Quá trình hô hấp tạo ra năng lượng cung cấp cho sự hút khoáng chủ động.

Đáp án B

Đáp án A: 

Hô hấp tạo ra nước để thoát hơi nước

Đáp án B: 

Hô hấp cung cấp năng lượng cho sự hút khoáng chủ động

Đáp án C: 

 Sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp làm tăng nồng độ dịch bào.

Đáp án D: 

Hô hấp thải CO2 giúp tế bào không bị đầu độc

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Vai trò của canxi đối với thực vật là

Lời giải chi tiết : 

Vai trò của canxi là Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.

Ý A là vai trò của kali

Ý B là vai trò của phospho

Ý C là vai trò của nito

Đáp án D

Đáp án A: 

Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

Đáp án B: 

Thành phần của axit nucleic, ATP, phôtpholipit, coenzim cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

Đáp án C: 

Thành phần của prôtêin, axit nuclêic.

Đáp án D: 

Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?

I. Nếu thiếu các nguyên tố này thì cây không hoàn thành được chu trình sống

II. các nguyên tố này không thể thay thế bởi bất kỳ nguyên tố nào khác

III. Các nguyên tố này phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cây

IV. các nguyên tố này phải tham gia vào cấu tạo các chất hữu cơ đại phân tử

Lời giải chi tiết : 

Các phát biểu đúng là I, II, III

Ý IV sai vì các nguyên tố vi lượng không tham gia cấu tạo các đại phân tử hữu cơ

Chọn D

Đáp án A: 

1

Đáp án B: 

4

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nguyên tố khoáng nào sau đây đóng vai trò trong việc giúp cân bằng ion, quang phân ly nước ở cơ thể thực vật?

Đáp án A: 

Kali    

Đáp án B: 

Clo       

Đáp án C: 

 Sắt 

Đáp án D: 

 Molipden

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói đến hậu quả của việc bón với liều lượng cao quá mức cần thiết cho cây?

(1) Gây độc hại đối với cây.

(2) Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.

(3) Làm cây hấp thu quá nhiều dẫn đến phát triển mạnh mẽ hơn

(4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.

Lời giải chi tiết : 

Các hậu quả có thể xảy ra khi bón quá liều lượng cần thiết của cây là :1,2,4

Chọn A

Đáp án A: 

3

Đáp án B: 

1

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

 Photpho được hấp thụ dưới dạng?

Lời giải chi tiết : 

Photpho được hấp thụ dưới dạng PO43- , H­2PO4- 

Chọn C

Đáp án A: 

Hợp chất chứa photpho  

Đáp án B: 

H3PO4 .

Đáp án C: 

PO43- , H­2PO4- 

Đáp án D: 

Photphat vô cơ.

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?

Đáp án A: 

Sắt.

Đáp án B: 

 Môlipđen

Đáp án C: 

 Cacbon.

Đáp án D: 

Bo.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?

Lời giải chi tiết : 

Ở thực vật, nguyên tố vi lượng là sắt.

Đáp án D.

Đáp án A: 

 Phôtpho

Đáp án B: 

Nitơ.

Đáp án C: 

Hiđrô.

Đáp án D: 

Sắt.

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ion khoáng có tác dụng làm tăng quá trình thoát hơi nước là

Đáp án A: 

K+

Đáp án B: 

Mg2+.

Đáp án C: 

 Fe 2+

Đáp án D: 

Na+


Bình luận