110 bài tập Vận chuyển các chất trong cây mức độ dễ

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Áp suất rễ là gì?

Lời giải chi tiết : 

Áp suất rễ là lực đẩy nước từ rễ lên thân

Chọn A

Đáp án A: 

Lực đẩy nước từ rễ lên thân.

Đáp án B: 

 Áp suất thẩm thấu của tế bào rễ.

Đáp án C: 

 Độ chênh lệch về áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút với nồng độ dịch đất

Đáp án D: 

 Lực hút nước từ đất vào tế bào lông hút.

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng:

Lời giải chi tiết : 

Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt.

Chọn D

Đáp án A: 

Ứ giọt   

Đáp án B: 

 Rỉ nhựa.

Đáp án C: 

 Thoát nước và ứ giọt      

Đáp án D: 

Rỉ nhựa và ứ giọt

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Áp suất rễ có được do nguyên nhân nào?

1. Lực hút bên trong của quá trình thoái hơi nước.

2. Độ chênh lệch giữa áp suất thẩm thâu cua mô rễ so với môi trường đât.

3. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ

4. Môi trường đất không có nồng độ, còn dịch tế bào rễ có nồng độ dịch bào.

Lời giải chi tiết : 

Nguyên nhân xuất hiện áp suất rễ do chênh lệch áp suất thẩm thấu của mô rễ với dịch đất; sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ.

Chọn C

Đáp án A: 

1,4

Đáp án B: 

2,4

Đáp án C: 

 2,3.

Đáp án D: 

 1,2

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Cơ chế nào đảm bảo cột nước trong bó mạch gỗ được vận chuyển liên tục từ dưới lên trên?

Lời giải chi tiết : 

Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa chúng với thành mạch gỗ, phải thắng khối lượng cột nước.

Chọn A

Đáp án A: 

Lực liên kết giữa các phân tử nước phải lớn cùng với lực bám của các phân tử nước với thành mạch phải thắng khối lượng cột nước.

Đáp án B: 

Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa chúng với thành mạch phải lớn hơn lực hút của lá và lực đẩy của rễ.

Đáp án C: 

Lực hút của lá phải thắng lực bám của nước với thành mạch.

Đáp án D: 

Lực hút của lá và lực đẩy của rễ phải thắng khối lượng cột nước.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Ngoài lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực trung gian nào làm cho nước có thể vận chuyển lên các tầng vượt tán, cao đến chục mét?

1.Lực hút bám trao đổi của keo nguyên sinh.

2.Lực hút bám lẫn nhau giữa các phân tử nước.

3.Lực sinh ra do sự phân giải nguyên liệu hữu cơ cùa tế bào rễ.

4.Lực dính bám của các phân tử nước với thành tế bào của mạch gỗ.

Lời giải chi tiết : 

Nhờ lực hút bám lẫn nhau giữa các phân tử nước và lực dính bám của các phân tử nước với thành tế bào của mạch gỗ.

Chọn B

Đáp án A: 

3,4

Đáp án B: 

2,4

Đáp án C: 

2, 3

Đáp án D: 

1,4

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Trong các động lực sau đây, động lực nào ảnh hưởng lớn nhât đến sự vận chuyển nước trong mạch gỗ?

Lời giải chi tiết : 

Quá trình Thoát hơi nước của lá ảnh hưởng lớn nhất đến sự vận chuyển nước trong mạch gỗ. 

Chọn D

Đáp án A: 

 Áp suất rễ.

Đáp án B: 

 Lực liên kết giữa các phân lử nước trong lòng bó mạch gỗ.

Đáp án C: 

Lực dính bám của các phân tử nước vào thành mạch gỗ.

Đáp án D: 

 Quá trình thoát hơi nước của lá

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển chủ yếu trong

Lời giải chi tiết : 

Chất hữu cơ được vận chuyển chủ yếu trong mạch rây ( floem)

Chọn B

Đáp án A: 

Mạch dẫn

Đáp án B: 

 Floem

Đáp án C: 

Mạch gỗ

Đáp án D: 

Xylem

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Chất nào tham gia chủ yếu vào dòng vận chuyển trong mạch rây?

Lời giải chi tiết : 

Dịch mạch rây gồm chủ yếu saccarôzơ , axit amin, vitamin, phitohormone...

Chọn D

Đáp án A: 

 Ion khoáng

Đáp án B: 

 ATP 

Đáp án C: 

 Glucozơ

Đáp án D: 

 Saccarozơ

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Nước được vận chuyển trong thân từ dưới lên, do nguyên nhân nào?

Lời giải chi tiết : 

Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên, do áp suất rễ và lực hút của lá qua quá trình thoát hơi nước.

Chọn D

Đáp án A: 

 Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh.

Đáp án B: 

Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước.

Đáp án C: 

 Lực đẩy của rễ do áp suất rễ

Đáp án D: 

Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ.

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

Lời giải chi tiết : 

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu trong mạch gỗ.

Chọn D

Đáp án A: 

Qua mạch rây theo chiều trên xuống dưới

Đáp án B: 

Từ mạch gỗ sang mạch rây

Đáp án C: 

Trong mạch rây

Đáp án D: 

Trong mạch gỗ

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở thực vật ,các chất hữu cơ được vận chuyển chủ yếu:

Lời giải chi tiết : 

Chất hữu cơ được vận chuyển chủ yếu trong mạch rây và theo chiều từ lá xuống rễ. ( chất hữu cơ được tổng hợp ở lá )

Đáp án C

Đáp án A: 

Trong mạch rây, theo chiều từ rễ lên lá cây.

Đáp án B: 

Trong mạch gỗ, theo chiều từ lá xuống rễ

Đáp án C: 

  Trong mạch rây, theo chiều từ lá xuống rễ

Đáp án D: 

 Trong cả mạch gỗ và mạch rây

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:

Đáp án A: 

Axitamin và vitamin

Đáp án B: 

Nước và các ion khoáng

Đáp án C: 

Amit và hoocmôn

Đáp án D: 

Xitôkinin và ancaloit

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong dung dịch mạch rây có chứa một chất hòa tan chiếm 10 – 20% hàm lượng, đó là chất nào sau đây?

Lời giải chi tiết : 

Chất hòa tan đó là Saccarozo

Đáp án A

Đáp án A: 

Sacarozo.

Đáp án B: 

Protêin. 

Đáp án C: 

ATP.

Đáp án D: 

Tinh bột.

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Tế bào ống rây không có nhân tế bào. Hoạt động của tế bào ống rây chịu sự chỉ đạo của

Lời giải chi tiết : 

Chọn A

Đáp án A: 

tế bào kèm

Đáp án B: 

 tế bào nhu mô.  

Đáp án C: 

mạch ống

Đáp án D: 

 quản bào.

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Thành phần dịch mạch rây của cây chủ yếu gồm các chất hữu cơ được tổng hợp

Lời giải chi tiết : 

Mạch rây vận chuyển các chất theo chiều từ lá xuống rễ và các cơ quan khác của cây; thành phần dịch vận chuyển là các chất hữu cơ, chủ yếu saccarôzơ, axit amin, vitamin, hooc môn thực vật... và một số ion khoáng được sử dụng lại.  

Chọn A.

Đáp án A: 

  ở lá và một số ion khoáng được sử dụng lại.  

Đáp án B: 

 ở lá và một số ion khoáng ở rễ.

Đáp án C: 

 ở rễ và một số ion khoáng được sử dụng lại.

Đáp án D: 

ở rễ và nhiều ion kali làm cho dịch mạch rây có pH từ 8,0 đến 8,5.

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá không có sự tham gia của lực nào sau đây?

Lời giải chi tiết : 

Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá không có sự tham gia của lực di chuyển của chất hữu cơ từ lá xuống rễ.

→ Đáp án A.

Đáp án A: 

Lực di chuyển của chất hữu cơ từ lá xuống rễ.

Đáp án B: 

Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn.

Đáp án C: 

Lực hút do thoát hơi nước của lá.

Đáp án D: 

 Lực đẩy của áp suất rễ.

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Dòng mạch gỗ được vận chuyển nhờ

(1) Lực đẩy (áp suất rễ)                   

(2) Lực hút do thoát hơi nước ở lá

(3) Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

(4) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…)

(5) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất

Lời giải chi tiết : 

Động lực của dòng mạch gỗ :

- Động lực đầu trên: thoát hơi nước ở lá

- Động lực đầu dưới: Áp suất rễ

- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

Chọn A

Ý (4) là vận chuyển trong hệ mạch rây

Ý (5) là hấp thụ nước ở rễ.

Đáp án A: 

 1-2-3 

Đáp án B: 

1-3-5  

Đáp án C: 

1-2-4 

Đáp án D: 

1-3-4

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Hiện tượng ứ giọt là

Lời giải chi tiết : 

Hiện tượng ứ giọt là: Khi không khí bão hòa hơi nước, cây thoát nước thành giọt ở mép lá.

Chọn C

Đáp án A: 

Cắt ngang thân hoặc cành cây sẽ có những giọt nhựa đọng lại ở chỗ cắt.

Đáp án B: 

 Khi cây thừa nước sẽ tạo các giọt nhỏ để thải ra ngoài.

Đáp án C: 

 Khi không khí bão hòa hơi nước, cây thoát nước thành giọt ở mép lá.

Đáp án D: 

 Nước hút vào rễ nhưng không vận chuyển được lên trên.

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Hiện tượng ứ giọt là bằng chứng

Lời giải chi tiết : 

Hiện tượng ứ giọt là bằng chứng chứng minh hệ rễ có khả năng đẩy nước 1 cách chủ động

Chọn D

Đáp án A: 

 Cây có sự thoát nước ra môi trường ngoài.

Đáp án B: 

Lá là cơ quan thải nước duy nhất.

Đáp án C: 

Nước được vận chuyển đi khắp cơ thể.

Đáp án D: 

 Hệ rễ có khả năng đẩy nước một cách chủ động.

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Nói về sự vận chuyển các chất trong thân cây, điều không đúng là

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu sai là A, mạch gỗ chủ yếu vận chuyển nước và khoáng, còn mạch rây vận chuyển chất hữu cơ.

Chọn A

Đáp án A: 

 Mạch gỗ vận chuyển các chất hữu cơ, mạch rây vận chuyển nước và muối khoáng.

Đáp án B: 

 Mạch gỗ vận chuyển các chất từ dưới lên, mạch rây vận chuyển các chất từ trên xuống.

Đáp án C: 

 Mạch gỗ chủ yếu vận chuyển nước và muối khoáng, mạch rây chủ yếu vận chuyển các chất hữu cơ.

Đáp án D: 

 Sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và trong mạch rây không hoàn toàn tách bạch nhau.

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Khi phân tích thành phần 1 loại dịch trong một bộ phận của cây có hoa thấy có chủ yếu là chất hữu cơ như: saccarôzơ, axit amin…khả năng đó là dịch của:

Lời giải chi tiết : 

Đây là dịch của mạch rây, mạch rây vận chuyển sản phẩm đường từ cơ quan nguồn tới cơ quan dự trữ

Chọn B

Đáp án A: 

mạch gỗ

Đáp án B: 

 mạch rây.

Đáp án C: 

 lõi cây. 

Đáp án D: 

cả mạch gỗ và mạch rây

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây bằng con đường nào?

Lời giải chi tiết : 

Chất hữu cơ được vận chuyển từ nơi tổng hợp (lá) tới các cơ quan khác theo mạch rây theo nguyên tắc khuếch tán

Chọn B

Đáp án A: 

 Mạch gỗ theo nguyên tắc khuyết tán.

Đáp án B: 

Mạch rây theo nguyên tắc khuyết tán. 

Đáp án C: 

 Tầng cutin

Đáp án D: 

 Vách xenlulôzơ.

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Mạch gỗ của cây gồm các loại tế bào là

Lời giải chi tiết : 

Mạch gỗ của cây được cấu tạo bởi quản bào và mạch ống

Chọn C

Đáp án A: 

 quản bào và tế bào nội bì.

Đáp án B: 

quản bào và tế bào lông hút.

Đáp án C: 

quản bào và mạch ống. 

Đáp án D: 

 quản bào và tế bào biểu bì.

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa

Lời giải chi tiết : 

Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ cơ quan tổng hợp tới nơi tiêu thụ hoặc tích luỹ

động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa

Chọn A

Đáp án A: 

cơ quan nguồn và cơ quan chứa .

Đáp án B: 

cành và cơ quan chứa là rễ.

Đáp án C: 

 cơ quan chứa là rễ và thân. 

Đáp án D: 

 cơ quan nguồn và thân.

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?

Lời giải chi tiết : 

Ứ giọt : là do môi trường có độ ẩm cao, bão hòa hơi nước, nước trong cây không thoát qua lá ở dạng hơi được nên có hiện tượng ứ giọt nhờ áp suất rễ.

Phát biểu sai là A, chất lỏng đó là nước

Chọn A

Đáp án A: 

 Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.

Đáp án B: 

 Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.

Đáp án C: 

Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.

Đáp án D: 

Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau một đêm, ta thấy ở mép lá có các giọt nước. Đây là hiện tượng

Lời giải chi tiết : 

Đây là hiện tượng ứ giọt khi nồng độ hơi nước trong không khí bão hoà, rễ vẫn đẩy nước lên nhưng không thoát ra không khí được ứ lại thành giọt

Chọn D

Đáp án A: 

 rỉ nhựa và ứ giọt.

Đáp án B: 

 thoát hợi nước.

Đáp án C: 

 rỉ nhựa. 

Đáp án D: 

 ứ giọt.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Các tế bào chết là quản bào và mạch ống là thành phần cấu tạo của?

Lời giải chi tiết : 

Đây là cấu tạo của mạch gỗ

Chọn B

Đáp án A: 

 Mạch rây

Đáp án B: 

Mạch gỗ

Đáp án C: 

Cành cây.

Đáp án D: 

 Rễ cây.

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ở thực vật, dòng mạch rây vận chuyển các chất từ

Lời giải chi tiết : 

Dòng mạch rây vận chuyển chất từ cơ quan tổng hợp tới cơ quan tiêu thụ, tích trữ qua thân: lá → thân → củ, quả.

Chọn A

Đáp án A: 

lá → thân → củ, quả.

Đáp án B: 

rễ → thân → lá.

Đáp án C: 

củ, quả → thân → lá.   

Đáp án D: 

 thân → rễ → lá.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?

Phương pháp giải : 

Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau :

- Dòng mạch gỗ (còn gọi là dòng đi lên) vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan toả đến lá và những phần khác của cây.

- Dòng mạch rây (còn gọi là dòng đi xuống) vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động như K, Mg... từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ (rễ, hạt, củ, quả...).

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu đúng là B

A sai, glucose được vận chuyển trong mạch rây

C sai, mạch gỗ cũng vận chuyển 1 số chất hữu cơ: vitamin, axit amin..

D sai, có cả vận chuyển chủ động và thụ động.

Chọn B

Đáp án A: 

Mạch gỗ vận chuyển đường glucozơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.

Đáp án B: 

Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.

Đáp án C: 

Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.

Đáp án D: 

Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do

I. lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra.           

II. có sự bão hòa hơi nước trong không khí.

III. hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá.

IV. lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá.

Lời giải chi tiết : 

Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do:

II. có sự bão hòa hơi nước trong không khí.

IV. lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá.

Chọn B

Đáp án A: 

 I, III  

Đáp án B: 

 II, IV

Đáp án C: 

 I, II  

Đáp án D: 

 II, III


Bình luận