320 bài tập Tuần hoàn máu

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 18. Tuần hoàn máu
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Hệ tuần hoàn có vai trò:

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu đúng là C.

A,B sai vì hệ tuần hoàn không có chức năng chuyển hóa

D sai vì ở côn trùng, sâu bọ hệ tuần hoàn không vận chuyển khí.

Đáp án C

Đáp án A: 

Chuyển hóa năng lượng trong cơ thể

Đáp án B: 

Chuyển hóa vật chất trong cơ thể

Đáp án C: 

Vận chuyển các chất trong nội bộ cơ thể

Đáp án D: 

Đem chất dinh dưỡng và oxi cung cấp cho toàn cơ thể và lấy các sản phẩm không cần thiết đến cơ quan bài tiết

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và khí với môi trường bên ngoài xảy ra qua:

Lời giải chi tiết : 

Ở các cơ thể đơn bào và động vật bậc thấp trao đổi chất và khí được diễn ra qua bề mặt cơ thể một cách trực tiếp.

Đáp án B

Đáp án A: 

Hệ tuần hoàn kín

Đáp án B: 

Màng tế bào một cách trực tiếp

Đáp án C: 

Màng tế bào một cách trực tiếp

Đáp án D: 

Hệ tuần hoàn hở

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Để phân loại hệ tuần hoàn ở các dạng động vật bậc thấp, bậc cao người ta chia ra các dạng hệ tuần hoàn gồm:

Lời giải chi tiết : 

Người ta chia ra làm 2 loại hệ tuần hoàn để phân biệt động vật bậc thấp và động vật bậc cao là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Đáp án B

Đáp án A: 

Tuần hoàn trao đổi khí và tuần hoàn trao đổi chất

Đáp án B: 

Tuần hoàn hở và tuần hoàn kín

Đáp án C: 

Đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn 

Đáp án D: 

Tuần hoán máu và tuần hoàn bạch huyết

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho các dạng sinh vật gồm: cá , giáp xác, thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chân khớp. dạng sinh vật nào có hệ tuần hoàn hở ?

Lời giải chi tiết : 

Đa số động vật thân mềm và chân khớp có hệ tuần hoàn hở.

Đáp án D

Đáp án A: 

Giáp xác, chân khớp, thân mềm

Đáp án B: 

Thân mềm, chân khớp, giáp xác, cá

Đáp án C: 

Tất cả các dạng sinh vật trên

Đáp án D: 

Thân mềm, chân khớp

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở ?

Lời giải chi tiết : 

Ở hệ tuần hoàn hở máu chảy dưới áp lực thấp và tốc độ chậm vì máu được bơm vào khoang cơ thể sau đó mới đổ vào tĩnh mạch.

Đáp án B

Đáp án A: 

 Máu chảy dưới áp lực cao và tốc độ nhanh

Đáp án B: 

 Máu chảy dưới áp lực thấp và tốc độ chậm

Đáp án C: 

Áp lực máu được duy trì nhờ tính đàn hồi của thành mạch

Đáp án D: 

Khả năng điều hòa máu nhanh chóng

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Tại sao máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn chỉ theo một chiều nhất định ?

Lời giải chi tiết : 

Máu chỉ chảy theo 1 chiều Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch 

Máu chảy từ tim → động mạch → mao mạch do lực đẩy của tim, trong tĩnh mạch có các van giữ cho máu chỉ chảy 1 chiều 

Đáp án C

Đáp án A: 

 Do sức hút của tim lớn

Đáp án B: 

Do cấu tạo hoàn thiện của tim

Đáp án C: 

 Nhờ các van tim

Đáp án D: 

 Nhờ tính đàn hồi của thành mạch máu

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Sự xuất hiện hệ tuần hoàn kép là hệ quả của

Lời giải chi tiết : 

Hệ tuần hoàn kép xuất hiện là do sự chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn, VD: Cá xương sống hoàn toàn dưới nước có hệ tuần hoàn đơn ; bò sát, chim, thú sống trên cạn có hệ tuần hoàn kép.

Đáp án B

Ý A không đúng vì hệ tuần hoàn kín là đã phân hóa động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.

Ý C không đúng vì bò sát có hệ tuần hoàn kép nhưng vẫn có tim 3 ngăn

Ý D sai, ở tuần hoàn đơn cũng có hemoglobin.

Đáp án A: 

Sự phân hóa hệ mạch thành động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

Đáp án B: 

Sự chuyển đời sống từ dưới nước lên trên cạn

Đáp án C: 

Sự hình thành tim 4 ngăn

Đáp án D: 

 Sự xuất hiện sắc tố hemoglobin

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Hệ tuần hoàn của côn trùng không có chức năng ?

Lời giải chi tiết : 

Hệ tuần hoàn của côn trùng không có chức năng vận chuyển khí vì côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí đến từng tế bào.

Đáp án D

Đáp án A: 

 Vận chuyển các chất đến từng tế bào

Đáp án B: 

Vận chuyển các sản phẩm bào tiết

Đáp án C: 

 Điều hòa nhiêt độ

Đáp án D: 

Vận chuyển khí trong hô hấp

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Chất vận chuyển trong hệ tuần hoàn hở là:

Lời giải chi tiết : 

Máu được đổ vào khoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô vậy chất vận chuyển trong hệ tuần hoàn hở là hỗn hợp máu và dịch mô.

Đáp án C

Đáp án A: 

 Máu

Đáp án B: 

Dịch mô

Đáp án C: 

Hỗn hợp máu + dịch mô

Đáp án D: 

Bạch huyết

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Vòng tuần hoàn nhỏ có nhiệm vụ

Lời giải chi tiết : 

Vòng tuần hoàn nhỏ là tim – phổi - Tim , vòng tuần hoàn này có nhiệm vụ là trao đổi khí, máu từ tim ( tâm thất phải) nghèo oxi giàu CO2 đi lên phổi để thải khí CO2 và lấy khí oxi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái.

Đáp án D

Đáp án A: 

Dẫn máu đi nuôi cơ thể ở nửa phía trên

Đáp án B: 

 Dẫn máu đi nuôi phổi

Đáp án C: 

Vận chuyển máu lên não

Đáp án D: 

Vận chuyển máu lên phổi để trao đổi khí

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Hệ tuần hoàn đơn không có đặc điểm

Lời giải chi tiết : 

Ở hệ tuần hoàn đơn , tim có 2 ngăn 1 tâm thất và 1 tâm nhĩ nên máu đi nuôi cơ thể là máu giàu oxi

Máu chảy trong động mạch dưới áp lực trung bình

Đáp án B

Đáp án A: 

 Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu oxi

Đáp án B: 

 Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao

Đáp án C: 

Chỉ có 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất

Đáp án D: 

 Máu có sắc tố hemoglobin

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trình tự các loài có cấu tạo tim ngày càng hoàn thiện

Lời giải chi tiết : 

Trình tự các loài có tim hoàn thiện dần là: cá mập → cá cóc → cá sấu → cá voi.

Cá mập thuộc ngành cá sụn có tim 2 ngăn

Cá cóc là bò sát nhưng tim có 3 ngăn

Cá sấu cũng là bò sát nhưng tim có 4 ngăn hoàn thiện

Cá voi thuộc lớp thú tim có 4 ngăn và hoàn thiện nhất.

Đáp án C

Đáp án A: 

 Cá cóc → cá sấu → cá voi → cá mập

Đáp án B: 

 Cá sấu → cá cóc → cá mập → cá voi

Đáp án C: 

 Cá mập → cá cóc → cá sấu → cá voi

Đáp án D: 

 Cá voi → cá  mập → cá cóc → cá sấu

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Loài bò sát nào dưới đây có tim 4 ngăn

Lời giải chi tiết : 

Loài có tim bốn ngăn là cá sấu.

3 loài còn lại có tim 3 ngăn và vách ngăn tâm thất chưa hoàn chỉnh.

Đáp án C

Đáp án A: 

Rắn

Đáp án B: 

 Trăn

Đáp án C: 

Cá sấu

Đáp án D: 

Rồng Komodo

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Sự phân hóa tim 4 ngăn có ưu điểm lớn nhất:

Lời giải chi tiết : 

Sự phân hóa tim 4 ngăn giúp máu đi nuôi cơ thể không bị pha trộn.

Máu từ tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ phải → tâm thất phải → phổi → tâm nhĩ trái → tâm thất trái → động mạch chủ ,máu đi nuôi cơ thể.

Đáp án D

Đáp án A: 

 Lực co bóp mạnh nên đẩy máu đi được xa

Đáp án B: 

 Làm cho máu chảy nhanh trong động mạch

Đáp án C: 

Khả năng điều hòa và phân phối máu tới các cơ quan nhanh chóng

Đáp án D: 

Máu đi nuôi cơ thể không bị pha trộn

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Đường đi của máu ở các động vật có tim 4 ngăn là:

Lời giải chi tiết : 

Sự phân hóa tim 4 ngăn giúp máu đi nuôi cơ thể không bị pha trộn.

Máu từ tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ phải → tâm thất phải → phổi → tâm nhĩ trái  tâm thất trái → máu đi nuôi cơ thể.

Đáp án D

Đáp án A: 

Tâm thất trái → tâm thất phải → tâm nhĩ trái → tâm nhĩ phải

Đáp án B: 

 Tâm thất phải → tâm nhĩ phải → tâm nhĩ trái → tâm thất trái

Đáp án C: 

Tâm nhĩ trái → tâm thất trái → tâm nhĩ phải → tâm thất phải

Đáp án D: 

  Tâm nhĩ phải → tâm thất  phải → tâm nhĩ trái → tâm thất trái

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Hệ tuần hoàn chỉ thực hiện chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết chứ không tham gia vận chuyển khí ở loài nào dưới đây ?

Lời giải chi tiết : 

Hệ tuần hoàn chỉ thực hiện chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết chứ không tham gia vận chuyển khí ở các loài hô hấp bằng hệ thống ống khí.

Đáp án C

Đáp án A: 

 Giun đất

Đáp án B: 

Cá sấu

Đáp án C: 

Châu chấu

Đáp án D: 

 Cá

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở người mạch nào sau đây chứa máu giàu oxi   

Lời giải chi tiết : 

Máu ở tĩnh mạch phổi là máu giàu oxi vì vừa được trao đổi khí ở phổi.

Động mạch phổi chứa máu đi từ tâm thất phải nghèo oxi

Tĩnh mạch chủ trên chứa máu nghèo oxi của các cơ quan phía trên cơ thể

Tĩnh mạch cửa gan là máu nghèo oxi, nhiều chất dinh dưỡng hấp thụ ở ruột non.

Đáp án C

Đáp án A: 

 Động mạch phổi

Đáp án B: 

 Tĩnh mạch chủ trên

Đáp án C: 

Tĩnh mạch phổi

Đáp án D: 

Tĩnh mạch cửa gan

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Vòng tuần hoàn lớn có chức năng

Lời giải chi tiết : 

Vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu đi nuôi cơ thể: nuôi các cơ quan như phổi, tim ( hệ mạch vành)..

Đáp án D

Đáp án A: 

Vận chuyển khí đến các cơ quan trong cơ thể

Đáp án B: 

Vận chuyển khí  nuôi  phổi

Đáp án C: 

Cung cấp máu nuôi tim

Đáp án D: 

 Tất cả các chức năng trên

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Tính tự động của tim là

Lời giải chi tiết : 

Tính tự động của tim là khi cắt rời khỏi cơ thể , tim vẫn có thể co bóp nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxi và nhiệt độ thích hợp.

Đáp án B

Đáp án A: 

Tim tự co bóp mà không cần điều khiển của hệ thần kinh

Đáp án B: 

 Nếu cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxi và nhiệt độ thích hợp tim vẫn có thể co bóp nhịp nhàng theo chu kỳ khi nằm ngoài cơ thể

Đáp án C: 

 Các tế bào cơ tim co đồng thời với nhau

Đáp án D: 

 Khi có kích thích là tim co

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

1 chu kỳ hoạt động của tim có các sự kiện

Lời giải chi tiết : 

1 chu kỳ tim bao gồm các hoạt động: tâm nhĩ co → tâm thất co → pha giãn chung

Đáp án D

Đáp án A: 

Tâm thất co → tâm nhĩ co → pha giãn chung

Đáp án B: 

Pha giãn chung → tâm thất co → tâm nhĩ co

Đáp án C: 

Tâm nhĩ co → pha giãn chung → tâm thất co

Đáp án D: 

Tâm nhĩ co → tâm thất co → pha giãn chung

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Chu kỳ tim ở người khoảng

Lời giải chi tiết : 

Chu kỳ tim ở người khoảng 0,8 giây.

Chọn C

Đáp án A: 

0,6 giây

Đáp án B: 

1 giây

Đáp án C: 

 0,8 giây

Đáp án D: 

 0,9 giây

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong 1 chu kỳ tim, tâm thất và tâm nhĩ cùng được nghỉ 

Lời giải chi tiết : 

Đáp án B

Đáp án A: 

0,5 giây

Đáp án B: 

 0,4 giây 

Đáp án C: 

 0,7 giây

Đáp án D: 

0,6 giây

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Loài nào dưới dây có số nhịp tim/ phút lớn nhất 

Lời giải chi tiết : 

Loài nào có kích thước nhỏ nhất thì tim đập nhanh nhất.

Đáp án D

Đáp án A: 

Voi

Đáp án B: 

 Gà

Đáp án C: 

Người

Đáp án D: 

Chuột

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Khả năng tự hoạt động của tim là do

Lời giải chi tiết : 

Khả năng tự hoạt động của tim là do tim có hệ dẫn truyền riêng.

Đáp án A

Đáp án A: 

 Tim có hệ dẫn truyền riêng

Đáp án B: 

Tất cả các tế bào cơ tim hoạt động như một thể thống nhất

Đáp án C: 

Chu kỳ tim ngắn

Đáp án D: 

 Tim được cung cấp đủ chất dinh dưỡng , oxi, nhiệt độ thích hợp

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Hệ dẫn truyền tim gồm

Lời giải chi tiết : 

Hệ dẫn truyền tim gồm có nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.

Đáp án B

Đáp án A: 

Hai tâm nhĩ, hai tâm thất và các van tim

Đáp án B: 

Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôc – kin

Đáp án C: 

Dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm

Đáp án D: 

Dây thần kinh mê tẩu và dây thần kinh lưỡi hầu.

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nhóm động vật có hệ tuần hoàn khác nhất so với các loại còn lại 

Lời giải chi tiết : 

Nhóm động vật có hệ tuần hoàn khác nhất là cá mập và cá nhám,1 loài này có hệ tuần hoàn đơn. Tim 2 ngăn.

Các nhóm khác đều có hệ tuần hoàn kép, tim 4 ngăn.

Đáp án C

Đáp án A: 

 Cá voi, cá heo

Đáp án B: 

Thú mỏ vịt, kangaroo

Đáp án C: 

  Cá mập, cá nhám

Đáp án D: 

 Cá sấu, rái cá

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Tim sẽ đập nhanh hơn trong các trường hợp sau đây, ngoại trừ

Lời giải chi tiết : 

Khi ngủ tim đập chậm hơn khi thức. 

Khi sợ hãi, ngủ gặp ác mộng, sau khi lao động nặng tim sẽ đập nhanh hơn bình thường.

Đáp án B

Đáp án A: 

 Khi quá sợ hãi

Đáp án B: 

 Khi ngủ

Đáp án C: 

Khi ngủ có ác mộng

Đáp án D: 

 Sau khi lao động nặng

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Mao mạch không xuất hiện ở 

Lời giải chi tiết : 

Mao mạch không xuất hiện ở hệ tuần hoàn hở vì máu từ động mạch đổ vào khoang cơ thể sau đó được tập trung đổ vào tĩnh mạch, không có mao mạch.

Đáp án B

Đáp án A: 

Hệ tuần hoàn đơn

Đáp án B: 

 Hệ tuần hoàn hở

Đáp án C: 

Hệ tuần hoàn kín

Đáp án D: 

Hệ tuần hoàn kép

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Huyết áp là gì ? 

Lời giải chi tiết : 

Huyết áp là áp lực của máu vào thành mạch.( SGK – 83)

Đáp án C

Đáp án A: 

 Lực đẩy máu của tim vào động mạch chủ ở kỳ co tâm thất

Đáp án B: 

 Áp lực máu do sức đẩy máu của tim và sức ép của thành động mạch

Đáp án C: 

 Áp lực của máu vào thành mạch

Đáp án D: 

 Áp lực máu trong tim

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Huyết áp cực đại xuất hiện ứng với kỳ nào trong chu kỳ hoạt động của tim ?

Lời giải chi tiết : 

Huyết áp cực đại xuất hiện tương ứng với khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch nhiều nhất và huyết áp đạt cực đại.

Đáp án C

Đáp án A: 

Giữa 2 kỳ tâm thất co và tâm nhĩ co

Đáp án B: 

 Kỳ co tâm nhĩ

Đáp án C: 

Kỳ co tâm thất

Đáp án D: 

 Pha giãn chung.


Bình luận