101 bài tập Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 mức độ dễ

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 11. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Bước vào thế kỷ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là:

Phương pháp giải : 

Sgk 12 trang 64

Lời giải chi tiết : 

Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển và đảm bảo các quyền dân tộc cơ bản của mỗi dân tộc và mỗi con người, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người.

Đáp án A: 

Hoà bình, ổn định cùng hợp tác phát triển

Đáp án B: 

Cùng tồn tại phát triển hoà bình

Đáp án C: 

Xu thế hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế

Đáp án D: 

Hoà nhập nhưng không hoà tan

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ngoài một nền quốc phòng hùng mạnh, sức mạnh của mỗi quốc gia trên thế giới sau Chiến tranh lạnh còn dựa chủ yếu vào những yếu tố nào dưới đây?

Lời giải chi tiết : 

Đáp án: A

Đáp án A: 

Sản xuất phát triển, tài chính vững chắc, công nghệ trình độ cao.

Đáp án B: 

Xuất cảng tư bản, thị trường rộng lớn, khoa học phát triển.

Đáp án C: 

Chính trị ổn định, sản xuất phát triển, trình độ tập trung tư bản cao.

Đáp án D: 

Xã hội ổn định, đất nước phồn vinh, thị trường rộng lớn.

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Đặc điểm nổi bật của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 là?

Phương pháp giải : 

sgk 12 trang 71. 

Lời giải chi tiết : 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trật tư hai cực Ianta được thiết lập với đặc trưng nổi bật là thế giới chia thành hai phe từ Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và Mĩ đứng đầu. Đặc trưng hai cực – hai phe đó là nhân tố chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX.

Đáp án A: 

Các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo… liên tếp xảy ra ở nhiều nơi.

Đáp án B: 

Hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản.

Đáp án C: 

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Đáp án D: 

Thế giới hình thành hai phe: TBCN và XHCN.

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Yếu tố làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Phương pháp giải : 

sgk 12 trang 72.

Lời giải chi tiết : 

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài từ nhiều thế kỉ đã bị sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử đó đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc.

Đáp án A: 

trật tự hai cực Ianta được thiết lập.

Đáp án B: 

Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.

Đáp án C: 

cục diện Chiến tranh lạnh.

Đáp án D: 

thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

 “Trong lịch sử thế giới, hiếm có giai đoạn nào như giai đoạn của nửa sau thế kỉ XX mà loài người vừa mới trải qua. Chỉ trong vòng nửa thế kỉ, tình hình thế giới đã thật .... với bao diễn biến dồn dập, đem tới những thay đổi to lớn và những... đầy bất ngờ”. (SGK Lịch sử 12, T71)

Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống

Phương pháp giải : 

sgk trang 71.

Lời giải chi tiết : 

Trong lịch sử thế giới, hiếm có giai đoạn nào như giai đoạn của nửa sau thế kỉ XX mà loài người vừa mới trải qua. Chỉ trong vòng nửa thế kỉ, tình hình thế giới đã thật sôi động với bao diễn biến dồn dập, đem tới những thay đổi to lớn và những đảo lộn đầy bất ngờ”.

Đáp án A: 

Phức tạp, biến động      

Đáp án B: 

Phức tạp, sôi động

Đáp án C: 

Sôi động, đảo lộn

Đáp án D: 

Sôi động, sự kiện.

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Xu thế phát triển của thế giới khi bước sang thế kỷ XXI là

Phương pháp giải : 

sgk 12 trang 74.

Lời giải chi tiết : 

Khi bước sang thế kỉ XXI, các dân tộc cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển, đảm bảo những quyền cơ bản của mỗi dân tộc và con người.

Đáp án A: 

Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên đều có lợi.

Đáp án B: 

Hòa bình, hợp tác và phát triển.

Đáp án C: 

Hoà nhập nhưng không hòa tan.

Đáp án D: 

Hoà hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Xu thế trong quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt là:

Phương pháp giải : 

sgk trang 74

Lời giải chi tiết : 

Mối quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.

Đáp án A: 

Mâu thuẫn và xung đột, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và đối thoại.

Đáp án B: 

Mâu thuẫn và hài hòa, hòa bình và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.

Đáp án C: 

Mâu thuẫn và cạnh tranh, hợp tác và hội nhập, tiếp xúc và kiềm chế.

Đáp án D: 

Mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Ngày nay sức mạnh của mỗi quốc gia dựa trên những yêu tố nào?

Phương pháp giải : 

sgk trang 73

Lời giải chi tiết : 

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với 1 lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

 

Đáp án A: 

Một nền sản xuất phồn vinh, một nền chính trị vững chắc, một nền công nghiệp có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Đáp án B: 

Một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Đáp án C: 

Một nền sản xuất phồn vinh, một nền văn hóa tiên tiến, một nền công nghiệp có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Đáp án D: 

Một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghiệp có trình độ cao cùng với một lực lượng quân đội đông đảo.

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập niên sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Phương pháp giải : 

sgk lịch sử 12, trang 71

Lời giải chi tiết : 

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.

- Đặc trưng hai cực - hai phe đó là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX.

Đáp án A: 

Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Đáp án B: 

Sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản.

Đáp án C: 

Sự thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh.

Đáp án D: 

Sự đối đầu giữa “hai cực” - hai phe: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là

Phương pháp giải : 

SGK Lịch sử 12, trang 71

Lời giải chi tiết : 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.

Đáp án A: 

Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.

Đáp án B: 

Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.

Đáp án C: 

Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng.

Đáp án D: 

Một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới?

Phương pháp giải : 

SGK Lịch sử 12, trang 71

Lời giải chi tiết : 

Với thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949) đã nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á. Còn thắng lợi của cách mạng Cuba giúp mở rộng không gian địa lý sang khu vực Mĩ Latinh.

Đáp án A: 

Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949).

Đáp án B: 

Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu.

Đáp án C: 

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945).

Đáp án D: 

Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959).

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là

Phương pháp giải : 

SGK Lịch sử 12, trang 74

Lời giải chi tiết : 

Nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng tình hình hiện nay đã hình thành những điều kiện thuận lợi, những xu thế khách quan để các dân tộc cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển, đảm bảo những quyền cơ bản của mỗi dân tộc và con người.

Đáp án A: 

Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Đáp án B: 

Hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.

Đáp án C: 

Cùng tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi.

Đáp án D: 

Hoà nhập nhưng không hoà tan.

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là

Phương pháp giải : 

SGK Lịch sử 12, trang 72

Lời giải chi tiết : 

Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa mà đỉnh cao là tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài tới hơn bốn thập kỉ.

Đáp án A: 

Tình trạng đối đầu giữa Liên Xô - Mĩ, đỉnh cao là cuộc Chiến tranh lạnh.

Đáp án B: 

Xu thế hòa hoãn và hòa dịu, đối thoại và hợp tác.

Đáp án C: 

Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ liên tục diễn ra.

Đáp án D: 

Xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác.

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau :

“Trong lịch sử thế giới, hiếm có giai đoạn nào như giai đoạn nửa sau thế kỉ XX mà loài người vừa mới trải qua. Chỉ trong vòng nửa thế kỉ, tình hình thế giới đã thật ….... với bao diễn biến dồn dập, đem lại những thay đổi to lớn và những…….đầy bất ngờ”.

Phương pháp giải : 

SGK Lịch sử 12, trang 71.

Lời giải chi tiết : 

“Trong lịch sử thế giới, hiếm có giai đoạn nào như giai đoạn nửa sau thế kỉ XX mà loài người vừa mới trải qua. Chỉ trong vòng nửa thế kỉ, tình hình thế giới đã thật sôi động với bao diễn biến dồn dập, đem lại những thay đổi to lớn và những đảo lộn đầy bất ngờ”.

Đáp án A: 

Phức tạp, sôi động.

Đáp án B: 

Phức tạp, biến động.

Đáp án C: 

Sôi động, đảo lộn.

Đáp án D: 

Sôi động, sự kiện.

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế ngày nay là về lĩnh vực nào?

Phương pháp giải : 

SGK Lịch sử 12, trang 73.

Lời giải chi tiết : 

Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung cơ bản trong quan hệ quốc tế.

Đáp án A: 

Kinh tế

Đáp án B: 

Chính trị

Đáp án C: 

Quân sự

Đáp án D: 

Khoa học – Công nghệ.

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Quan hệ giữa các cường quốc sau Chiến tranh lạnh diễn tiến theo xu hướng

 

Phương pháp giải : 

SGK Lịch sử 12, trang 74.

Lời giải chi tiết : 

Quan hệ giữa các cường quốc sau Chiến tranh lạnh diễn tiến theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.

Đáp án A: 

đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.

Đáp án B: 

đối thoại, hợp tác, cạnh tranh gay gắt.

Đáp án C: 

xung đột, bất hợp tác.

Đáp án D: 

hòa bình, hợp tác toàn diện và phát triển.

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Hợp tác về kinh tế là nội dung căn bản trong quan hệ giữa các nước giai đoạn

Phương pháp giải : 

SGK Lịch sử 12, trang 73.

Lời giải chi tiết : 

Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế.

Đáp án A: 

trước chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án B: 

sau chiến tranh lạnh.

Đáp án C: 

trong và sau chiến tranh lạnh.

Đáp án D: 

trong chiến tranh lạnh.

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã

Phương pháp giải : 

SGK Lịch sử 12, trang 72.

Lời giải chi tiết : 

- Đáp án A lựa chọn vì phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập.

- Đáp án B loại vì chủ nghĩa xã hội trở thành 1 hệ thống trên thế giới với sự ra đời của các quốc gia XHCN ở Đông Âu và sự thành lập của Hội đồng tương trợ kinh tế SEV.

- Đáp án C loại vì chiến lược toàn cầu của Mĩ được sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 và bước sang thế kỉ XXI nó vẫn còn tồn tại.

- Đáp án D loại vì xu thế toàn cầu hóa là 1 hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

Đáp án A: 

đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập.

Đáp án B: 

đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.

Đáp án C: 

làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

Đáp án D: 

dẫn đến sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm, yếu tố quyết định sự phát triển của các quốc gia là

Phương pháp giải : 

SGK Lịch sử 12, trang 73.

Lời giải chi tiết : 

Trong xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm, yếu tố quyết định sự phát triển của các quốc gia là xây dựng sức mạnh tổng hợp. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của các quốc gia thay cho việc chạy đua vũ trang trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc.

Đáp án A: 

sức mạnh tổng hợp.

Đáp án B: 

vũ khí nguyên tử.

Đáp án C: 

khoa học kĩ thuật.

Đáp án D: 

kinh tế.

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc từ sau Chiến tranh lạnh là   

Phương pháp giải : 

SGK Lịch sử 12, trang 73.

Lời giải chi tiết : 

Hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc từ sau Chiến tranh lạnh là xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia.

Đáp án A: 

xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia.

Đáp án B: 

phát triển tính năng động, sức mạnh kinh tế.

Đáp án C: 

chạy đua vũ trang, xây dựng quốc phòng.

Đáp án D: 

khôi phục tính năng động, sức mạnh kinh tế. 

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Biến chuyển nào không phải là biến chuyển quan trọng của hệ thống đế quốc chủ nghĩa từ nửa sau thế kỷ XX?

Phương pháp giải : 

Suy luận, loại trừ.

Lời giải chi tiết : 

Biến chuyển quan trọng của hệ thống đế quốc chủ nghĩa từ nửa sau thế kỷ XX:

- Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất.
- Sự hình thành và phát triển ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới: Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.
Sự ra đời và phát triển của Liên Minh châu Âu (EU).

Đáp án A: 

Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất.

Đáp án B: 

Thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi toàn thế giới.

Đáp án C: 

Sự hình thành và phát triển ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới. 

Đáp án D: 

Sự ra đời và phát triển của Liên Minh châu Âu (EU).

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Biến đổi nào dưới đây KHÔNG chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?

Phương pháp giải : 

Sgk 12 trang 72, suy luận, loại trừ. 

Lời giải chi tiết : 

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh.

- Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc đã bị sụp đổ hoàn toàn.

- Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi.

- Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia  và đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình thế giới, độc lập dân tôc và tiến bộ xã hội.

Đáp án A: 

Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn do sự ra đời của các quốc gia độc lập

Đáp án B: 

Từ những nước thuộc địa, hơn 100 quốc gia đã giành được độc lập.

Đáp án C: 

Sau khi giành độc lập, các quốc gia đều tiến lên chủ nghĩa xã hội

Đáp án D: 

Hệ thống thuộc địa của chù nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong lịch sử thế giới hiện đại, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra chủ yếu ở khu vực nào?

Phương pháp giải : 

suy luận. 

 

Lời giải chi tiết : 

Lịch sử thế giới hiên đại chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc diễn ra ở châu Á, châu Phí, Mĩ Latinh tương ứng với bài 3, 4, 5 Skg 12.

Đáp án A: 

Châu Á, châu Phi, châu Âu.

Đáp án B: 

Châu Á, châu Phi và Mĩ- la-tinh.

Đáp án C: 

Châu Á, châu Âu và Mĩ-la-tinh.

Đáp án D: 

Trên tất cả các lục địa.

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản còn được gọi là gì?

Phương pháp giải : 

suy luận

Lời giải chi tiết : 

Chủ nghĩa tư bản phát triển qua các giai đoạn từ: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh -> chủ nghĩa đế quốc -> chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (chủ nghĩa tư bản hiện đại) – từ sau năm 1945.

Đáp án A: 

Chủ nghĩa tử bản phân biệt chủng tộc.

Đáp án B: 

Chủ nghĩa tư bản độc quyền

Đáp án C: 

Chủ nghĩa tư bản lũng loạn nhà nước.

Đáp án D: 

Chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI, vì

Phương pháp giải : 

suy luận.

Lời giải chi tiết : 

Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển là thời cơ đối với các nước, tạo điều kiện xây dựng và phát triển đất nước.

- Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.

- Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật thế giới và khai thác các nguồn dầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

=> Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển đã tạo môi trường hòa bình để các dân tộc hợp tác và phát triển về mọi mặt.

Đáp án A: 

không bị chiến tranh đe dọa, tập trung phát triển đất nước.

Đáp án B: 

có điều kiện để tăng cường mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực.

Đáp án C: 

có điều kiện chính trị ổn định để phát triển.

Đáp án D: 

tạo môi trường hòa bình để các dân tộc hợp tác và phát triển mọi mặt.

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ngày nay, trong quan hệ quốc tế phải tuân thủ theo nguyên tắc 

Phương pháp giải : 

phân tích, suy luận

Lời giải chi tiết : 

Bước sang thế kỉ XXI mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng tình hình hiện nay đã hình thành những điều kiện thuận lợi,những xu thế khách quan để các dân tộc cùng nhau xây dựng 1 thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển, đảm bảo những quyền cơ bản của mỗi dân tộc và con người

Đáp án A: 

đảm bảo các quyền cơ bản của dân tộc và con người.

Đáp án B: 

thế giới hòa bình, ổn định và phát triển.

Đáp án C: 

sự nhất trí của 5 nước Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.

Đáp án D: 

đảm bảo quyền lợi tuyệt đối của Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc.

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Vì sao bước sang thế kỉ XX, châu Á được mệnh danh là “châu Á thức tỉnh”?

Phương pháp giải : 

giải thích

Lời giải chi tiết : 

Bước sang thế kỉ XX, châu Á được mệnh danh là “châu Á thức tỉnh” vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Các nước lần lượt giành được độc lập.

Đáp án A: 

Vì tất cả các nước châu Á có nền kinh tế phát triển.

Đáp án B: 

Vì chế độ phong kiến không còn tồn tại ở châu Á.

Đáp án C: 

Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

Đáp án D: 

Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế.

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Phương pháp giải : 

giải thích

Lời giải chi tiết : 

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đẫ tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển. Tuy nhiên, ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc mới là yếu tố quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án A: 

Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.

Đáp án B: 

Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Đáp án C: 

Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

Đáp án D: 

Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Lãnh đạo nhân dân các nước ở Đông Nam Á, Nam Á nhằm lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Âu – Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu là giai cấp?

Phương pháp giải : 

suy luận

Lời giải chi tiết : 

- Đáp án B loại vì lúc này giai cấp tiểu tư sản chưa đủ sức lãnh đạo cách mạng.

- Đáp án C loại vì lúc này giai cấp công nhân còn non yếu, chưa đủ sức lãnh đạo cách mạng.

- Đáp án D loại vì giai cấp nông dân tuy đông đảo nhưng thiếu 1 tổ chức thống nhất lãnh đạo, còn binh lĩnh thì lực lượng ít, lại không phải là 1 giai cấ

Đáp án A: 

Tư sản dân tộc.

Đáp án B: 

Tiểu tư sản trí thức

Đáp án C: 

Giai cấp vô sản

Đáp án D: 

Nông dân và binh lính

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho các sự kiện:

1) Trung Quốc phóng tàu “Thần Châu 5”.

2) Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông.

3) Mĩ phóng tàu Apôlô.

Sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự thời gian.

Phương pháp giải : 

sắp xếp

Lời giải chi tiết : 

2) Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông (1961).

3) Mĩ phóng tàu Apôlô (1969).

1) Trung Quốc phóng tàu “Thần Châu 5” (2003).

Đáp án A: 

1, 2, 3.

Đáp án B: 

3, 2, 1.

Đáp án C: 

2, 1, 3.

Đáp án D: 

2, 3, 1.


Bình luận