101 câu trắc nghiệm Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mức độ dễ (phần 1)

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Đây là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng.

Lời giải chi tiết : 

Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên (sgk trang 59)

Đáp án A: 

Gây trồng rừng trên đất trống đồi trọc.

Đáp án B: 

Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.

Đáp án C: 

Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

Đáp án D: 

Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta được xếp vào nhóm

Lời giải chi tiết : 

Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta được xếp vào nhóm rừng đặc dụng (sgk Địa lí 12 trang 59)

Đáp án A: 

rừng sản xuất.  

Đáp án B: 

rừng phòng hộ. 

Đáp án C: 

rừng đặc dụng.  

Đáp án D: 

rừng tái sinh.

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là :

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào bảng 14.1 sgk trang 58, Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng dần lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi, 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi

Đáp án A: 

Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.

Đáp án B: 

Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.

Đáp án C: 

Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.

Đáp án D: 

Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh.

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồi núi là

Lời giải chi tiết : 

Đối với vùng đồi núi, để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng...(sgk trang 61)

Đáp án A: 

cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp nông – lâm kết hợp

Đáp án B: 

bảo vệ rừng và giữ nước đầu nguồn

Đáp án C: 

làm ruộng bậc thang , đào hố vảy cá, trồng cây theo băng

Đáp án D: 

áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, cải tạo đất, bảo vệ rừng và giữ nước đầu nguồn

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm?

Lời giải chi tiết : 

Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm là do tác động của con người nhất là hoạt động khai thác quá mức

Đáp án A: 

Hậu quả của chiến tranh.

Đáp án B: 

Tác động của con người.

Đáp án C: 

Do cháy rừng vào mùa khô.

Đáp án D: 

Chính sách của nhà nước.

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước

Lời giải chi tiết : 

Tình trạng ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm nước là hai vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay (sgk trang 61)

Đáp án A: 

Thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm nước

Đáp án B: 

Ngập lụt vào mùa mưa  tại đồng bằng

Đáp án C: 

Thiếu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt

Đáp án D: 

Thiếu các công trình thủy lợi

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Mục tiêu chính khi ban hành Sách đỏ Việt Nam là

Lời giải chi tiết : 

Ban hành Sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng (sgk trang 60)

Đáp án A: 

bảo về nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng

Đáp án B: 

kiểm kê các loài động vật ở miền Nam

Đáp án C: 

bảo tồn các loài động vật quý hiếm

Đáp án D: 

đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Sự đa dạng sinh học ở nước ta được thể hiện ở:

Lời giải chi tiết : 

Sinh vật nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm (sgk trang 59)

Đáp án A: 

số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng

Đáp án B: 

sự suy giảm về độ che phủ rừng

Đáp án C: 

số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm

Đáp án D: 

sự suy giảm về số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong tổng diện tích đất rừng ở nước ta, chiếm tỉ lệ lớn nhất là

Lời giải chi tiết : 

Hiện nay, 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi (sgk trang 58)

Đáp án A: 

rừng giàu.               

Đáp án B: 

rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

Đáp án C: 

rừng trồng chưa khai thác. 

Đáp án D: 

đất trống, đồi núi trọc.

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ chỉ đứng sau vùng nào?

Lời giải chi tiết : 

Tây Nguyên là vùng có diện tích và độ che phủ rừng lớn nhất nước ta

Đáp án A: 

Trung du miền núi Bắc Bộ

Đáp án B: 

Tây Nguyên

Đáp án C: 

Duyên hải Nam Trung Bộ

Đáp án D: 

Đông Nam Bộ

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng:

Lời giải chi tiết : 

Hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng đặc dụng (sgk Địa lí 12 trang 59)

Đáp án A: 

sản xuất.    

Đáp án B: 

ven biển.   

Đáp án C: 

phòng hộ.             

Đáp án D: 

đặc dụng.

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong những năm gần đây, tỉ lệ che phủ rừng của nước ta có xu hướng

Lời giải chi tiết : 

Trong những năm gần đây, tỉ lệ che phủ rừng của nước ta có xu hướng tăng lên, từ 1983 là 22% đến 2005 đạt 38%

Đáp án A: 

không tăng    

Đáp án B: 

tăng lên

Đáp án C: 

giảm đi    

Đáp án D: 

tăng, giảm không ổn định

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Khu bảo tồn thiên nhiên EASÔ của huyện Eakar là loại rừng nào?

Lời giải chi tiết : 

Khu bảo tồn thiên nhiên EASÔ của huyện Eakar là loại rừng đặc dụng. Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển... được xếp vào rừng đặc dụng

Đáp án A: 

Ngập mặn 

Đáp án B: 

Sản xuất

Đáp án C: 

Phòng hộ 

Đáp án D: 

Đặc dụng

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Độ che phủ rừng là:

Lời giải chi tiết : 

Độ che phủ rừng là diện tích rừng trên tổng diện tích tự nhiên (của một lãnh thổ nhất định như 1 quốc gia, 1 tỉnh hay 1 vùng...). Độ che phủ rừng được tính bằng công thức: Tỉ lệ che phủ rừng = diện tích rừng / Tổng diện tích tự nhiên

Đáp án A: 

diện tích rừng trồng trên tổng diện tích rừng

Đáp án B: 

diện tích rừng tự nhiên trên tổng diện tích rừng

Đáp án C: 

diện tích rừng trên diện tích tự nhiên

Đáp án D: 

tổng diện tích rừng trên diện tích từng loại rừng

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Phân loại rừng trong quy hoạch, quản lí không bao gồm loại rừng nào

Lời giải chi tiết : 

Phân loại rừng trong quy hoạch, quản lí  bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất

Đáp án A: 

Rừng đặc dụng                 

Đáp án B: 

Rừng phòng hộ

Đáp án C: 

Rừng đầu nguồn 

Đáp án D: 

Rừng sản xuất

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Đây chưa phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta:

Lời giải chi tiết : 

Theo sgk trang 60, Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học bao gồm:

- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên

- Ban hành Sách đỏ Việt Nam, đưa các loài động thực vật quý hiếm cần bảo vệ vào sách đỏ

- Quy định về khai thác, cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ rừng non, cấm gây cháy rừng, cấm săn bắt động vật trái phép

Đáp án A: 

Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.

Đáp án B: 

Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên

Đáp án C: 

Thành lập các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã

Đáp án D: 

Quy định về khai thác, nghiêm cấm việc khai thác rừng non, săn bắn động vật.

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Độ che phủ rừng vào năm 1943 của nước ta là (%):

Lời giải chi tiết : 

Độ che phủ rừng vào năm 1943 của nước ta là 43% (sgk Địa lí 12 trang 58)

Đáp án A: 

43,0.    

Đáp án B: 

44,0.  

Đáp án C: 

42,0.  

Đáp án D: 

41,0.

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Hai vấn đề lớn nhất trong sử dụng tài nguyên nước của nước ta hiện nay là:

 

Lời giải chi tiết : 

Hai vấn đề lớn trong sử dụng tài nguyên nước của nước ta hiện nay là tình trạng ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước. (sgk Địa 12 trang 61).

Đáp án A: 

Nguồn nước ngầm bị cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước.

Đáp án B: 

Ngập lụt tron mùa mưa, thiếu nước trong mùa khô và ô nhiễm nguồn nước.

Đáp án C: 

Sự phân hóa nguồn nước giữa các vùng và ô nhiễm nguồn nước.

Đáp án D: 

Ngập lụt tron mùa mưa, thiếu nước trong mùa khô và nguồn nước ngầm cạn kiệt.

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Nguyên nhân chủ yếu khiến nước ta cần nâng cao độ che phủ rừng

Lời giải chi tiết : 

Do nước ta địa hình chủ yếu là đồi núi (3/4 diện tích), nhiều khu vực đồi núi dốc nên việc nâng cao độ che phủ rừng là rất quan trọng để bảo vệ đất đai, điều hòa nguồn nước, hạn chế xói mòn, lũ lụt, lũ ống, lũ quét… gây nhiều thiệt hại về người và tài sản

Đáp án A: 

Địa hình ¾ là đồi núi, nhiều khu vực đồi núi dốc

Đáp án B: 

Địa hình nước ta chủ yếu là núi cao

Đáp án C: 

Nước ta là nước nông – lâm – ngư nghiệp nên rừng có ý nghĩa quan trọng

Đáp án D: 

Nước ta có mùa khô sâu sắc, thiếu nước vào mùa khô ngày càng nghiêm trọng

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nguyên nhân chính làm cho sinh vật biển của nước ta ngày bị càng sụt giảm là do

Lời giải chi tiết : 

Tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản của nước ta suy giảm rõ rệt do hậu quả của sự khai thác tài nguyên quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước (sgk trang 60)

Đáp án A: 

đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.       

Đáp án B: 

khai thác quá mức.

Đáp án C: 

thiên tai gia tăng.   

Đáp án D: 

tăng cường xuất khẩu hải sản.

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Biểu hiện khái quát nhất về tính đa dạng cao của sinh vật tự nhiên ở nước ta là tính đa dạng về

Lời giải chi tiết : 

Sinh vật nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm (sgk trang 59)

Đáp án A: 

loài, hệ sinh thái, gen.   

Đáp án B: 

gen, hệ sinh thái, loài thú.

Đáp án C: 

loài thú, hệ sinh thái, loài cá.    

Đáp án D: 

loài cá, gen, hệ sinh thái.

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Sự đa dạng sinh học ở nước ta được thể hiện ở:

Lời giải chi tiết : 

Sinh vật nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm (sgk trang 59)

Đáp án A: 

số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng

Đáp án B: 

sự suy giảm về độ che phủ rừng

Đáp án C: 

số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm

Đáp án D: 

sự suy giảm về số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Rừng ở nước ta hiện nay chủ yếu là

Lời giải chi tiết : 

Rừng ở nước ta hiện nay chủ yếu là rừng nghèo và rừng mới phục hồi (chiếm 70%) (sgk Địa lí 12 trang 58)

Đáp án A: 

rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

Đáp án B: 

rừng trồng và rừng mới phục hồi.

Đáp án C: 

rừng non mới hồi phục và rừng giàu.

Đáp án D: 

rừng giàu và rừng trồng chưa khai thác.

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ngoài ý nghĩa kinh tế, rừng còn có vai trò quan trọng chính nào

Lời giải chi tiết : 

Ngoài ý nghĩa kinh tế, rừng giữ vai trò cân bằng sinh thái môi trường (sgk trang 58), cụ thể như bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật, lưu trữ nguồn gen, hạn chế ô nhiễm môi trường không khí, điều hòa nguồn nước, giữ đất…

Đáp án A: 

cân bằng sinh thái môi trường  

Đáp án B: 

nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật

Đáp án C: 

lưu giữ nguồn gen     

Đáp án D: 

hạn chế ô nhiễm môi trường không khí

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Đây không phải là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta hiện nay là :

Lời giải chi tiết : 

Thay rừng giảu tự nhiên bằng rừng sản xuất là biện pháp không phù hợp vì sẽ làm suy giảm chất lượng rừng

Đáp án A: 

Thay rừng giàu tự nhiên bằng rừng sản xuất.

Đáp án B: 

Tăng cường quản lý Nhà nước về quy hoạch, bảo vệ rừng

Đáp án C: 

Giao đất giao rừng cho nông dân.

Đáp án D: 

Trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc


Bình luận