151 bài tập Nhật Bản mức độ dễ

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 8. Nhật Bản
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì" vào khoảng thời gian:

Phương pháp giải : 

Sgk trang 54, chữ in nhỏ

Lời giải chi tiết : 

Sau khi kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh, từ năm 1960 đến năm 1973 được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”

Đáp án A: 

Những năm 45 - 52 của thế kỉ XX

Đáp án B: 

Những năm 73 - 80 của thế kỉ XX

Đáp án C: 

Những năm 52 - 60 của thế kỉ XX

Đáp án D: 

Những năm 60 - 73 của thế kỉ XX

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai

Phương pháp giải : 

Sgk trang 55.

Lời giải chi tiết : 

Nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai cũng giống như Mĩ và các nước Tây Âu là: áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuât.

Đáp án A: 

Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật

Đáp án B: 

Tác dụng của những cải cách dân chủ 

Đáp án C: 

Truyền thống " Tự lực tự cường"

Đáp án D: 

Biết xâm nhập thị trường thế giới

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là:

Phương pháp giải : 

Sgk bài 6,7,8.

Lời giải chi tiết : 

Ba nước (khu vực) trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới vào thập niên 70 của thế kỉ XX là Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.

Đáp án A: 

Mĩ - Anh - Pháp

Đáp án B: 

Mĩ - Đức - Nhật Bản.

Đáp án C: 

Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản

Đáp án D: 

Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính vào thời kì nào?

Phương pháp giải : 

Sgk trang 47, 54

Lời giải chi tiết : 

Nhật Bản và Tây Âu đều trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới vào giai đoạn 1950 – 1973.

Đáp án A: 

Từ năm 1991 đến nay

Đáp án B: 

Từ năm 1945 đến năm 1950

Đáp án C: 

Từ năm 1950 đến năm 1973

Đáp án D: 

Từ năm 1973 đến năm 1991

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Khoa học – kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực:

Phương pháp giải : 

Sgk trang 54

Lời giải chi tiết : 

Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật, luôn tìm cách đảy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng và đạt được nhiều thành tựu. Các sản phẩm dân dụng nổi tiếng thế giới như: tivi, tủ lạnh, ôtô,....

Đáp án A: 

Công nghiệp năng lượng

Đáp án B: 

Công nghiệp dân dụng

Đáp án C: 

Công nghiệp quốc phòng

Đáp án D: 

Công nghiệp vũ trụ

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Chính sách đối ngoại quan trọng của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là chủ trương liên minh chặt chẽ với

Phương pháp giải : 

Sgk trang 53-57

Lời giải chi tiết : 

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ. Năm 1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Đến tháng 4 – 1996, hai nước tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

Đáp án A: 

Các nước phương Tây                                     

Đáp án B: 

Các nước Đông Nam Á                                   

Đáp án C: 

Mỹ

Đáp án D: 

Trung Quốc

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Kinh tế Nhật trong thập kỉ 60 phát triển với tốc độ:

Phương pháp giải : 

Sgk trang 54

Lời giải chi tiết : 

Sau khi kinh tế được phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển thần kì.

Đáp án A: 

Thần kì

Đáp án B: 

Đều đều

Đáp án C: 

Chậm

Đáp án D: 

Nhanh

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Học thuyết Miyadaoa và học thuyết Hasimôtô của Nhật Bản trong giai đoạn (1991 - 2000) đã chú trọng phát triển quan hệ với các nước

Phương pháp giải : 

Sgk trang 57

Lời giải chi tiết : 

Trong giai đoạn 1991 – 2000, với học thuyết Miyadaoa  (1-1993) và học thuyết Hasimôtô (1-1997), Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu, mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác đến phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.

Đáp án A: 

Đông Âu                

Đáp án B: 

SNG

Đáp án C: 

Tây Á

Đáp án D: 

Đông Nam Á

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nhật Bản đã nỗ lực như thế nào để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế từ đầu những năm 90 ?

Phương pháp giải : 

(Sgk trang 57)

Lời giải chi tiết : 

Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

Đáp án A: 

Tăng cường viện trợ đối với các nước khác

Đáp án B: 

Vươn lên trở thành một cường quốc về quân sự

Đáp án C: 

Vươn lên thành một cường quốc chính trị

Đáp án D: 

Vận động trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai ra sao?

Phương pháp giải : 

(Sgk trang 52)

Lời giải chi tiết : 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chịu hậu quả hết sức nặng nề:

-Khoảng 3 triệu người chết và mất tích.

-40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy.

-13 triệu người thất nghiệp.

-Thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật.

Đáp án A: 

Nhân dân Nhật Bản nổi dậy ở nhiều nơi

Đáp án B: 

Nhật Bản phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề

Đáp án C: 

Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng

Đáp án D: 

Các đảng phái tranh giành quyền lực lẫn nhau

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong giai đoạn từ năm 1952 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản có điểm hạn chế là?

Phương pháp giải : 

Sgk 12 trang 55

Lời giải chi tiết : 

Những khó khăn và hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1952 đến năm 1973 là:

- Lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn, nền công nghiệp Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài.

- Cơ cấu vùng kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào ba trung tâm là Tôkyô, Ôxaca và Nagôia, giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng mất cân đối.

- Nhật Bản luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, các nước NICs, Trung Quốc,…

Đáp án A: 

Lãnh thổ không rộng, dân số đông, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn

Đáp án B: 

Tình hình chính trị thiếu ổn định

Đáp án C: 

Dân số già hóa nhanh chóng

Đáp án D: 

Trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Để đẩy nhanh sự phát triển, Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào?

Phương pháp giải : 

Sgk 12 trang 54. 

Lời giải chi tiết : 

Để đẩy nhanh sự phát triển, Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật. Nhật Bản luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển này bằng cách mua bằng sáng chế phát minh của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD.

Đáp án A: 

Giáo dục và khoa học kĩ thuật                     

Đáp án B: 

Đầu tư ra nước ngoài

Đáp án C: 

Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài                  

Đáp án D: 

Bán các bằng phát minh, sáng chế

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản hiện nay là gì?

Phương pháp giải : 

Sgk 12 trang 57. 

Lời giải chi tiết : 

Tuy là một nước phát triển cao, nhưng Nhật Bản vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa đặc sắc của mình. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại là nét đáng chú ý trong đời sống văn hóa Nhật Bản.

Đáp án A: 

Con người luôn gần gũi hòa đồng với thiên nhiên.

Đáp án B: 

Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại

Đáp án C: 

Tuân thủ nghiêm ngặt quy luật tự nhiên và pháp luật Nhà nước.

Đáp án D: 

Tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại lai.

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Lực lượng thực hiện cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952 là

Phương pháp giải : 

Sgk trang 53

Lời giải chi tiết : 

Trên lĩnh vực kinh tế, Bô chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) đã thực hiện ba cuộc cải cách dân chủ lớn:

Một là, thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết là giải tán các Daibatxu.

Hai là, cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hecta ruộng đất, còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân.

Ba là, dân chủ hóa lao đông.

Đáp án A: 

Chính phủ Nhật Bản

Đáp án B: 

Thiên Hoàng

Đáp án C: 

Nghị viện Nhật Bản

Đáp án D: 

Bộ chỉ huy tối cao lực lượng quân đồng minh

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Hiệp ước nào dưới đây đã chấm dứt chế độ chiếm đóng của đồng minh ở Nhật Bản

Phương pháp giải : 

Sgk trang 53

Lời giải chi tiết : 

Trong chính sách đối ngoại, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ. Nhờ đó, Nhật sớm kí kết được Hiệp ước Hòa bình Xanphranxixcô (8 – 9 – 1951), chấm dứt chế độ chiếm đóng của đồng minh (1952).

Đáp án A: 

Hiệp ước hoà bình XanPhranxico                      

Đáp án B: 

Hiệp ước Bali

Đáp án C: 

Hiệp ước Mattrich           

Đáp án D: 

Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Học thuyết nào của Nhật đánh dấu Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu?

Phương pháp giải : 

Sgk trang 57

Lời giải chi tiết : 

Trong giai đoan 1991 – 2000, tuy Nhật Bản vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với, hai nước cũng ra tuyên bố khẳng định kéo dài vĩnh viễn  Hiêp ước an ninh Mĩ – Nhật (tháng 4 – 1996) nhưng Nhật vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu. Điều này được thể hiện qua hai học thuyết Miyadaoa (1-1993) và học thuyết Haisimôtô (1-1997).

Đáp án A: 

1978, hiệp ước hòa bình và hữu nghị Trung – Nhật.

Đáp án B: 

1991, học thuyết Kai – phu

Đáp án C: 

Học thuyết Hasimoto (1/1997).

Đáp án D: 

4/1996, hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật kéo dài vĩnh viễn

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Hạn chế và khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 là

Phương pháp giải : 

Sgk trang 55

Lời giải chi tiết : 

Khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản bao gồm ba khó  khăn chính. Trong đó, có khó khăn đầu tiên là: Lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nền công nghiệp của Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài.

Đáp án A: 

trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu.

Đáp án B: 

dân số đang già hóa

Đáp án C: 

lãnh thổ không lớn, dân số đông và thường xuyên bị thiên tai, tài nguyên khoáng sản nghèo.

Đáp án D: 

tình hình chính trị thiếu ổn định.

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Một trong những nội dung chủ yếu của học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991) là

Lời giải chi tiết : 

Đáp án: C

Đáp án A: 

tiếp tục coi trọng quan hệ và liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Đáp án B: 

mở rộng hoạt động và quan hệ đối ngoại trên phạm vi toàn cầu

Đáp án C: 

tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.

Đáp án D: 

củng cố mối quan hệ giữa Nhật và các nước Đông Á.

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Trong nội dung cải cách kinh tế ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh đã giải tán các Daibátxưi để

Phương pháp giải : 

Sgk trang 53, suy luận.

Lời giải chi tiết : 

Về kinh tế, SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn, trong đó có thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết là giải tán các “Daibátxư” (tức là tập đoàn, công ti tư bản lũng loạn còn nhiều tính chất dòng tộc).

=> Mục tiêu để xóa bỏ tàn dư của quan hệ phong kiến.

Đáp án A: 

xóa bỏ tàn dư của quan  hệ tư bản chủ nghĩa

Đáp án B: 

xóa bỏ quyền lực của Thiên hoàng trong việc chiếm hữu đất đai

Đáp án C: 

mở đường cho hàng hóa của Mĩ tràn vào thị trường Nhật Bản

Đáp án D: 

xóa bỏ những tàn dư của quan hệ phong kiến

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Chính sách đối ngoại cơ bản của Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai là:

Phương pháp giải : 

Sgk trang 53- 57, suy luận.

Lời giải chi tiết : 

-         Chính sách đối ngoại của Nhật Bản xuyên suốt qua các thời kì đều là liên minh chặt chẽ với Mỹ. Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được kí kết năm 1951 đến tháng 4-1996, hai nước tuyên bố khẳng đinh lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước này.

Năm 1951, Nhật Bản cũng chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mỹ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

-         Giai đoạn 1952 – 1973: điểm mới là cải thiện quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

-         Giai đoạn 1973 – 1991: điểm mới là hướng về Đông Nam Á và ASEAN.

-         Giai đoạn 1991 – 2000: tiếp tục mở rộng quan hệ đối với các nước Đông Nam Á.

Đáp án A: 

Liên minh chặt chẽ với Liên Xô và  các nước Đông Âu

Đáp án B: 

Hợp tác chặt chẽ với các nước châu Á và châu Phi

Đáp án C: 

Liên minh chặt chẽ với Mĩ

Đáp án D: 

Hợp tác với tất cả các nước trên thế giới

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã thực hiện biện pháp nào trong lĩnh vực khoa học kĩ –thuật để đạt hiệu quả cao nhất?

Phương pháp giải : 

(Sgk trang 54), Suy luận

Lời giải chi tiết : 

Về Khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973, Nhật Bản rất coi trong giáo dục và khoa học – kĩ thuật, luôn tìm cách mua bằng sáng chế phát minh để đẩy nhanh sự phát triển. Tình đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng sáng chế phát minh của nước ngoài lên tới 6 tỉ USD. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng và dân dụng và đạt được thành tựu.

Đáp án A: 

Mua bằng phát minh sáng chế

Đáp án B: 

Hợp tác với các nước khác

Đáp án C: 

Đầu tư vốn nghiên cứu khoa học

Đáp án D: 

Đánh cắp bằng phát minh sáng chế

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kì" vào thập niên 60 - 70 của thế kỉ XX

Phương pháp giải : 

(Sgk trang 55) loại trừ

Lời giải chi tiết : 

6 nguyên nhân dân đến sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản trong thập niên 60-70 của thế kỉ XX là:

- Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

- Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.

- Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao.

- Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.

- Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)

Đáp án A: 

Biết áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

Đáp án B: 

Chi phí cho quốc phòng của Nhật thấp

Đáp án C: 

Nước Nhật có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

Đáp án D: 

Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mĩ và Nhật?

Phương pháp giải : 

(Sgk trang 53), suy luận

Lời giải chi tiết : 

Trong chính sách đối ngoại từ năm 1945 đến năm 1952, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ. Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

Đáp án A: 

Hiệp ước an ninh Mĩ –Nhật được kí kết

Đáp án B: 

Mĩ đóng quân tại Nhật Bản

Đáp án C: 

Mĩ viện trợ cho Nhật Bản

Đáp án D: 

Mĩ xây dựng căn cứ trên đất nước Nhật Bản

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai là gì?

Phương pháp giải : 

Sgk trang 55)

Lời giải chi tiết : 

Khác với Mĩ, ở Nhật Bản nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của Nhật Bản là nhân tố con người: “Ở Nhật Bản, con người đươc coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu”.

Đáp án A: 

Biết xâm nhập thị trường thế giới

Đáp án B: 

Tác dụng của những cải cách dân chủ

Đáp án C: 

Nhân tố con người với truyền thống" Tự lực tự cường"

Đáp án D: 

Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nhân tố hàng đầu dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952-1973 là

Phương pháp giải : 

Sgk 12 trang 55

Lời giải chi tiết : 

Những nhân tố đưa đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973:

Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

- Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.

- Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.

- Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao.

- Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.

- Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam

Đáp án A: 

chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP).

Đáp án B: 

tận dụng triệt để các yếu tố thuận lợi từ bên ngoài để phát triển

Đáp án C: 

con người được coi là vốn quý nhất, là chìa khóa của sự phát triển

Đáp án D: 

áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật để nâng cao năng suất

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ý nào sau đây là biểu hiện của sự phát triển ở trình độ cao trong khoa học – kĩ thuật Nhật Bản giai đoạn 1991 – 2000 ?

Phương pháp giải : 

Sgk trang 57, suy luận

Lời giải chi tiết : 

Trong giai đoạn 1991 – 2000, khoa học – kĩ thuật Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển ở trình độ cao. Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên Xô (sau là Liên Bang Nga), trong các chương trình vũ trụ quốc tế.

=> Đây là biểu hiện cho sự phát triển ở trình độ cao của khoa học – kĩ thuật Nhật Bản.

Đáp án A: 

Tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dung dân dụng.

Đáp án B: 

Chú trọng mua bằng sáng chế phát minh từ các nước khác.

Đáp án C: 

Phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ và Liên Xô trong các chương trình vũ trụ quốc tế.

Đáp án D: 

Phát triển công nghệ sản xuất phần mềm. 

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình Nhật Bản trong giai đoạn 1973 – 1991?

Phương pháp giải : 

Sgk trang 57, suy luận. 

Lời giải chi tiết : 

Học thuyết Miyadaoa và học thuyết Hasimôtô  thể hiện Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu, mở rộng quan hê đối tác trên phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển mối quan hệ với các nước Đông Nam Á.

Đáp án A: 

Đưa ra học thuyết Phucưđa và học thuyết Kaiphu tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.

Đáp án B: 

Đưa ra học thuyết Miyadaoa và Học thuyết Hasimôtô tuyên bố khẳng định kéo dài  vĩnh viễn Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật.

Đáp án C: 

Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới

Đáp án D: 

Nhật sớm thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Sự phát triển “thần kì của Nhật Bản” được thể hiện rõ nhất ở điểm nào?

Phương pháp giải : 

Sgk trang 52, 56. 

Lời giải chi tiết : 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chịu hậu quả hết sức nặng nề:

- Khoảng 3 triệu người chết và mất tích.

- 40% đô thị, 80% tàu bè, máy móc công nghiệp bị phá hủy.

- 13 triệu người thất nghiệp; thảm họa đói, rét đe dọa toàn nước Nhật.

Sau đó đến giai đoạn 1973 - 1991, Nhật Bản đã trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3  lần của Mi, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức. Nhật Bản cũng là chủ nợ lớn nhất thế giới.

Đáp án A: 

Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Mĩ.

Đáp án B: 

Trong khoảng hơn 20 năm (1950 -1 973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật tăng 20 lần

Đáp án C: 

Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản (Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản). 

Đáp án D: 

Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế. 

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong giai đoạn 1945 đến 2000, nền kinh tế Nhật Bản phát triển theo biểu đồ

Phương pháp giải : 

SGK Lịch sử 12, bài Nhật Bản/ suy luận.

Lời giải chi tiết : 

- Giai đoạn 1945 – 1952: kinh tế hồi phục.

- Giai đoạn 1952 – 1973: phát triển nhanh chóng, “thần kì” từ 1960 – 1973.

- Giai đoạn 1973 – 1991: khủng hoảng, suy thoái.

- Giai đoạn 1991 – 2000: hồi phục và phát triển.

Đáp án A: 

phát triển thần kỳ - khủng hoảng – hồi phục – phát triển mạnh mẽ.

Đáp án B: 

hồi phục – phát triển thần kỳ - suy thoái – hồi phục và phát triển.

Đáp án C: 

hồi phục – phát triển thần kỳ - khủng hoảng – phát triển.

Đáp án D: 

khủng hoảng – phát triển thần kỳ - suy thoái – hồi phục.

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” ở Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX?

Phương pháp giải : 

Suy luận, loại trừ.

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào tiềm lực kinh tế mà Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại phù hợp. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Nhật cần dựa vào Mĩ để khôi phục kinh tế và tiếp tục phát triển nên Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại liên kết chặt chẽ với Mĩ. Đến những năm 80 của thế kỉ XX, khi Nhật vươn lên thành siêu cường về kinh tế, là chủ nợ lớn nhất thế giới thì chính sách đối ngoại của Nhật cũng thay đổi. Một mặt Nhật vẫn liên minh với Mĩ, mặt khác, Nhật muốn thoát dần sự lệ thuộc vào Mĩ, khôi phục lại các thị trường truyền thống ở Đông Nam Á và tranh thủ khoảng trống quyền lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Đáp án A: 

Để thoát dần sự lệ thuộc của Mĩ

Đáp án B: 

Để khôi phục lại các thị trường truyền thống

Đáp án C: 

Để tranh thủ khoảng trống quyền lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực

Đáp án D: 

Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á


Bình luận