151 bài tập Nước Mĩ mức độ dễ

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 6. Nước Mĩ
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” (thập niên 90 của thế kỉ XX), để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, Mĩ

Lời giải chi tiết : 

(Sgk trang 45)

Trong giai đoạn 1991 đến 2000, chính quyền B. Clintơn theo đuổi mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng”:

-         Đảm bảo an ninh Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.

-         Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.

-         Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nôi bộ của các nước khác.

Đáp án A: 

tăng cường tính năng động của nền kinh tế Mĩ

Đáp án B: 

sử dụng lực lượng quân đội mạnh

Đáp án C: 

sử dụng khẩu hiệu chống chủ nghĩa khủng bố

Đáp án D: 

sử dung khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ”

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời điểm nào?

Phương pháp giải : 

Sgk trang 46

Lời giải chi tiết : 

Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11-7-1995.

Đáp án A: 

Năm 1976

Đáp án B: 

Năm 1995

Đáp án C: 

Năm 2006

Đáp án D: 

Năm 1978.

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sản lượng công nghiệp của Mĩ

Phương pháp giải : 

Sgk trang 42

Lời giải chi tiết : 

Trong khoảng nửa sau những năm 40, sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm tới hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (năm 1948 là hơn 56%).

Đáp án A: 

Bằng sản lượng công nghiệp của Liên Xô

Đáp án B: 

Gấp 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại

Đáp án C: 

Chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới

Đáp án D: 

Chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp của toàn thế giới

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc, Mĩ đã thực hiện sách lược nào?

Phương pháp giải : 

Sgk trang 44

Lời giải chi tiết : 

Tháng 2-1972, Tổng thống Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở ra thời kì mới trong quan hẹ giữa hai nước.

Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Trung Quốc được thiết lập.

Đến tháng 5-1972, Níchxơn  tới thăm Liên Xô, thực hiện sách lược hòa hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc.

Đáp án A: 

Thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô

Đáp án B: 

Xây dựng các căn cứ quân sự ở Châu Á – Thái Bình Dương

Đáp án C: 

Leo thang trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Đáp án D: 

Can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Sau năm 1945, chính sách đối ngoại của Mĩ là triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng

Phương pháp giải : 

Sgk trang 44

Lời giải chi tiết : 

Sau năm 1945, chính sách đối ngoại nổi bật và chủ chốt nhất của Mĩ là thực hiện chiến lược toàn cầu, âm mưu bá chủ thế giới.

Đáp án A: 

Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc

Đáp án B: 

Xóa bỏ chủ nghĩa xã hội

Đáp án C: 

Lãnh đạo thế giới

Đáp án D: 

Làm bá chủ thế giới

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Sau thất bại ở cuộc chiến tranh Việt Nam, Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang với học thuyết

Phương pháp giải : 

Sgk trang 45

Lời giải chi tiết : 

Trong giai đoạn 1973 – 1991, sau thất bại ở cuộc chiến tranh Việt Nam, Mĩ phải kí Hiệp định Pari (1973) và rút quân về nướ, các chính quyền Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”. Với  học thuyêt Rigân, Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang. Sự đối đầu Xô – Mĩ đã làm suy giảm vị trí kinh tế và chính trị của Mĩ trong khi Tây Âu và Nhật Bản lại có điều kiện vươn lên.

Đáp án A: 

Rigân      

Đáp án B: 

Clintơn

Đáp án C: 

Níchxơn

Đáp án D: 

Truman

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Yếu tố nào sau đây làm thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI?

Phương pháp giải : 

sgk 12 trang 46. 

Lời giải chi tiết : 

Trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, thế giới không bao giờ chấp nhận một trật tự do Mĩ đơn phương sắp đặt. Vị khủng bố ngày 11-9-2001 cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.

Đáp án A: 

Chủ nghĩa li khai

Đáp án B: 

Chủ nghĩa khủng bố

Đáp án C: 

Sự suy thoái của nền kinh tế

Đáp án D: 

Sự vươn lên mạnh mẽ của các quốc gia khác

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải : 

Sgk trang 44.

Lời giải chi tiết : 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

Đáp án A: 

Làm bá chủ thế giới

Đáp án B: 

Xóa bỏ CNXH trên thế giới

Đáp án C: 

Chi phối các nước tư bản đồng minh

Đáp án D: 

Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành

Phương pháp giải : 

Sgk 12 trang 42

Lời giải chi tiết : 

Khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Đáp án A: 

trung tâm kinh tế-văn hóa hàng đầu thế giới

Đáp án B: 

trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.

Đáp án C: 

trung tâm kinh tế-chính trị lớn nhất thế giới

Đáp án D: 

trung tâm kinh tế-quân sự lớn nhất thế giới

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

Lời giải chi tiết : 

Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Mỹ.

Đáp án A: 

Anh

Đáp án B: 

Pháp

Đáp án C: 

Mỹ

Đáp án D: 

Nhật

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ giữ vai trò như thế nào trên trường quốc tế?

Phương pháp giải : 

Sgk trang 42

Lời giải chi tiết : 

Khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Đáp án A: 

Trung tâm công nghiệp của thế giới. 

Đáp án B: 

Trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.

Đáp án C: 

Trung tâm nông nghiệp của thế giới.

Đáp án D: 

Trung tâm kinh tế của thế giới.

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?

Phương pháp giải : 

Sgk trang 45

Lời giải chi tiết : 

Từ năm 1983, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế - tài chính nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm sút nhiều so với trước.

Đáp án A: 

Phục hồi và phát triển trở lại.  

Đáp án B: 

Phát triển không ổn định

Đáp án C: 

Phát triển nhanh chóng.

Đáp án D: 

Khủng hoảng suy thoái

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Mĩ đạt được thành tựu gì?

Phương pháp giải : 

Sgk trang 42. 

Lời giải chi tiết : 

-          Đáp án A: Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

-          Đáp án B: Mĩ chiếm ¾ trũ lượng vàng của thế giới.

-          Đáp án C: Sản lượng nông nghiệ của Mĩ gấp hai lần sản lượng của năm nước cộng lại: Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại (1949).

-          Đáp án D: chính xác là Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới.

Đáp án A: 

Chiếm hơn 45% tổng sản phẩm kinh tế thế giới

Đáp án B: 

Chiếm 2/3 dự trữ vàng của thế giới

Đáp án C: 

Sản lượng nông nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng nông nghiệp thế giới

Đáp án D: 

Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Chiến lược “ ngăn chặn” do ai đề ra ?

Lời giải chi tiết : 

Chiến lược ngăn chặn do tổng thống Mĩ Truman đề ra.

Đáp án A: 

Tổng thống Rudơven

Đáp án B: 

Tổng thống Truman

Đáp án C: 

Tổng thống Bill Clintơn.

Đáp án D: 

Tổng thống Níchxơn

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

Phương pháp giải : 

Sgk trang 44

Lời giải chi tiết : 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

Đáp án A: 

khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ

Đáp án B: 

chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới

Đáp án C: 

can thiệp vào công việc nội bộ các nước, sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược

Đáp án D: 

triển khai kế hoạch toàn cầu, thiết lập trật tự đơn cực với tham vọng làm bá chủ thế giới

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Sự kiện 11 - 9 - 2001, đã đặt nước Mĩ trong tình trạng phải đối đầu với nguy cơ gì?

Phương pháp giải : 

Sgk trang 65. 

Lời giải chi tiết : 

Sự kiện ngày 11-9 đã đặt các quốc gia – dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.

Đáp án A: 

Chủ nghĩa khủng bố

Đáp án B: 

Sự suy giảm về kinh tế

Đáp án C: 

Sự bất cập trong hoạt động quốc phòng và anh ninh.

Đáp án D: 

Sự khủng hoảng nội các.

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế của Mĩ phát triển như thế nào?

Phương pháp giải : 

Sgk 12 trang 42

Lời giải chi tiết : 

* Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

- Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (56,5%) (1948).

Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị  tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949).

- 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949).

Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

- Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.

Đáp án A: 

Nhanh chóng                     

Đáp án B: 

Thần kì              

Đáp án C: 

Mạnh mẽ             

Đáp án D: 

Ổn định

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Từ năm 1973 đến năm 1982, nền kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?

Phương pháp giải : 

Sgk 12 trang 44

Lời giải chi tiết : 

Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982. Năng suất lao động giảm, hệ thống tài chính bị rối loạn

Đáp án A: 

Phục hồi                           

Đáp án B: 

Suy thoái                 

Đáp án C: 

Phát triển nhanh               

Đáp án D: 

Phát triển chậm

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?

Phương pháp giải : 

Sgk 12 trang 45

Lời giải chi tiết : 

Năm 1983, nền kinh tế  bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính, nhưng tỷ  trọng kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế  giới giảm hơn so với trước.

Đáp án A: 

Phục hồi và phát triển trở lại. 

Đáp án B: 

Khủng hoảng suy thoái

Đáp án C: 

Phát triển không ổn định. 

Đáp án D: 

Phát triển nhanh chóng. 

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2 là:

Phương pháp giải : 

Sgk 12 trang 42.

Lời giải chi tiết : 

Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Đáp án A: 

Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.

Đáp án B: 

Mĩ trở thành nước tư bản giầu mạnh đứng thứ 2 trên thế giới.

Đáp án C: 

kinh tế Mĩ phát triển chậm lại do chính sách chạy đua vũ trang

Đáp án D: 

kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút do đất nước bị chiến tranh tàn phá.

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc, Mĩ đã làm gì?

Phương pháp giải : 

Sgk trang 44, suy luận.

Lời giải chi tiết : 

Tháng 2-1972, Tổng thống Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa hai nước. Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Trung Quốc được thiết lập. Đến tháng 5-1972, Níchxơn tới thăm Liên Xô, thực hiện sách lược hòa hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc.

Đáp án A: 

Tổng thống Mĩ sang thăm và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

Đáp án B: 

Tổng thống Mĩ sang thăm Liên Xô

Đáp án C: 

Thực hiện chính sách hòa hoãn với hai nước lớn là Liên Xô và Trung Quốc

Đáp án D: 

Gây chiến tranh xâm lược và bạo loạn lật đổ chính quyền nhiều nơi trên thế giới

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Nội dung nào không thể hiện đúng mục tiêu chiến lược của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Lời giải chi tiết : 

Mục tiêu bào quát của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện chiến lược toàn cầu tham vọng bá chủ thế giới với ba mục tiêu chính:

-         Một là, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

-         Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

-         Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Mĩ không hề can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đồng minh.

Đáp án A: 

Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đồng minh

Đáp án B: 

Đàn áp phong trào cách mạng thế giới

Đáp án C: 

Thực hiện âm mưu bá chủ thế giới

Đáp án D: 

Chống phá Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Phương pháp giải : 

suy luận

Lời giải chi tiết : 

Khác với Nhật Bản, con người được coi là vốn quý, là nhân tố quyết định hàng đầu thì đối với My, nơi khởi nguồn của cách mạng Khoa hoc  - kĩ thuật thì nhân tó quyết định hàng đầu đưa đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ là ứng dụng thành tựu Khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

Đáp án A: 

Mĩ thu được lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án B: 

Trình độ tập trung tư bản và sản xuất ở Mĩ rất cao

Đáp án C: 

Mĩ có nhiều tài nguyên thiên nhiên

Đáp án D: 

Mĩ đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Một trong ba mục tiêu chủ yếu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ là

Phương pháp giải : 

Sgk 12 trang 44, loại trừ

Lời giải chi tiết : 

Chiến lược toàn cầu của Mĩ được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các học thuyết khác nhau, nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu:

- Một là, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

- Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

- Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Đáp án A: 

thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới

Đáp án B: 

đàn áp phong trào hiếu chiến của các phần tử phản động, khủng bố

Đáp án C: 

Ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ chủ nghĩa tư bản trên thế giới

Đáp án D: 

khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Điều kiện để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Phương pháp giải : 

Sgk 12 trang 42, suy luận

Lời giải chi tiết : 

- Kinh tế:

+ Mĩ thu được lợi nhuận 114 tỉ USD, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

+ Từ những năm 1945 – 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiêp toàn thế giới.

+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới.

+ Là chủ nợ duy nhất của thế giới.

- Quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế  giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

=> Điều kiện quan trọng để Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

Đáp án A: 

Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ.

Đáp án B: 

Phong trào cách mạng thế giới suy yếu.

Đáp án C: 

Sự ủng hộ của các nước đồng minh của Mĩ.

Đáp án D: 

Sự suy yếu của Liên Xô và các nước tư bản châu Âu

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Tại sao đầu những năm 70 (thế kỉ XX) Mĩ lại thực hiện chính sách hoà hoãn với Liên Xô và Trung Quốc

Phương pháp giải : 

Sgk trang 44, suy luận. 

Lời giải chi tiết : 

-          Tháng 2-1972, Tổng thống Níchxơn sang thắm Trung Quốc, mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa hai nước.

-          Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Trung Quốc được thiết lập.

-          Tháng 5 – 1972, Níchxơn  sang thắm Liên Xô, thực hiện chính sách hòa hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc.

Đáp án A: 

Mở ra mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi với các nước xã hội chủ nghĩa

Đáp án B: 

Ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới

Đáp án C: 

Chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc trên thế giới

Đáp án D: 

Đe doạ các đồng minh truyền thống của Mĩ

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trong những năm 1991 – 2000, nước Mỹ có vai trò chi phối

Phương pháp giải : 

Sgk 12 trang 45, suy luận

Lời giải chi tiết : 

Giai đoạn 1991 – 2000 là giai đoạn phát triển xen kẽ suy thoái ngắn, nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.

Mĩ tạo ra được 25 % giá trị tổng sản phẩm trên toàn thế giới và có vai trò  chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, WB, IMF.

Đáp án A: 

tất cả các tổ chức quân sự trên thế giới. 

Đáp án B: 

tất cả các tổ chức liên kết khu vực trên thế giới. 

Đáp án C: 

hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế. 

Đáp án D: 

các công ty xuyên quốc gia trên thế giới. 

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Mĩ đã giữ vị trí về kinh tế - tài chính như thế nào trên thế giới trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Phương pháp giải : 

Sgk 12 trang 42, suy luận, loại trừ

Lời giải chi tiết : 

Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới. Biểu hiện của sự phát triển:

- Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (56,5%) (1948).

 Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị  tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949).

- 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949).

- Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giớ

Đáp án A: 

Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. 

Đáp án B: 

Trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới

Đáp án C: 

Một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. 

Đáp án D: 

Một trong những trung tâm kinh tế -tài chính lớn của thế giới. 

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Đặc điểm nổi bật nhất của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

Phương pháp giải : 

Sgk 12 Bài 6: Nước Mĩ, suy luận

Lời giải chi tiết : 

Chúng ta thấy từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 2000 nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng tuy nhiên không ổn định vì vấp phải cuộc khủng hoảng kinh tế 1973 (Khủng hoảng năng lượng). Đến năm 1983, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại.

Hay như đến thập niên 90, Mĩ có trải qua những đợt suy thoái ngắn mhuwng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới.

Đáp án A: 

phát triển nhanh nhưng không ổn định. 

Đáp án B: 

đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. 

Đáp án C: 

vị trí kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới. 

Đáp án D: 

Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt. 

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nhận xét nào phản ánh đúng về nền kinh tế Mĩ trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX?

Phương pháp giải : 

Sgk trang 45, suy luận.

Lời giải chi tiết : 

Trong suốt thập ki 90, tuy có trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới.

Đáp án A: 

Tương đối ổn định, hầu như không có sự tăng trưởng của nền kinh tế

Đáp án B: 

Giảm sút nghiêm trọng, Mĩ không còn là trung tâm kinh tế - tài chính số 1 thế giới.

Đáp án C: 

Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.

Đáp án D: 

Tăng trưởng liên tục, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới.


Bình luận