201 bài tập Cách mạng Khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX mức độ khó

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 10. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

Lời giải chi tiết : 

(Sgk trang 70)

Cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần thứ hai ra đời và phát triển là do nhu cầu và đòi hỏi về cuộc sống ngày càng cao của con người. Khi đó, lực lượng sản xuất ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Lực lượng sản xuất bao gồm hệ thống những tư liệu sản xuất: vốn, máy móc,…và người lao động.

Khi lực lượng sản xuất phát triển, đòi hỏi cần phải có sự trao đổi công nghệ, trình độ quản lí, nâng cao chất lượng lao động giữa các quốc gia, khu vực và các dân tộc trên thế giới.

ð Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lần nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia trên thế giới, nó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược.

Đáp án A: 

Kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước đang phát triển

Đáp án B: 

Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới

Đáp án C: 

Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu

Đáp án D: 

Kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX là:

Phương pháp giải : 

đánh giá

Lời giải chi tiết : 

Nếu như ý nghĩa then chốt nhất của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật là thay đổi một cách căn bản các nhân tố sản xuất thì ý nghĩa then chốt của cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX là đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ với sự sáng tạo ra thế hệ máy tính điện tử mới, nguyên liệu mới, năng lượng mới, vật liệu mới,…Giảm lao động chân tay đến tối đa, tăng lao động trí tuệ..

 Đặc trưng của văn minh tri thức -  trí tuệ là điều khiển học thông qua tự động hoá, chương trình hoá.  Động lực phát triển là những bước đại nhảy vọt về năng suất lao động thông qua sức sáng tạo “thần kỳ” của trí tuệ (của lao động trí óc đầy phiêu lưu, nhưng cũng đầy sáng tạo). Đời sống vật chất cao, xã hội thoáng cởi mở, con người xa rời truyền thống để sống độc lập hơn, tự do hơn.

Đáp án A: 

Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ

Đáp án B: 

Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng

Đáp án C: 

Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất

Đáp án D: 

Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Nguồn gốc quan trọng nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai là do

Phương pháp giải : 

phân tích

Lời giải chi tiết : 

Cuộc cách mạng Khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX hay còn gọi là cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 phát triển chiu tác động của nhiều nhân tố. Các nhân tố A, B, C đều có tác động đến sự phát triển này. Tuy nhiên, đây chủ là các yếu tố phụ, chính nhất vẫn là những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu sản xuất. Cũng giống như cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 1, diễn ra lần đầu tiên ở Anh, do nhu cầu may mặc của người dân tăng cao đòi hỏi phải có số lượng vải lớn là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của máy kéo sợi Genni. Đến cuộc cach mạng khoa học công nghệ lần 2 cũng vây, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, cần phải sáng tạo ra nhiều vật liệu, nguyên liệu mới để đấp ứng nhu cầu đó. Biểu hiện là thành tưu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ không chỉ thế hiện ở linh vực để nữa mà nó đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác: vật lí, sinh học, y học, hóa học, khoa học vũ trụ,….và đạt hiêu quả cao. Những sáng tạo khoa học này đã quay trở lại thúc đẩy sản xuất phát triển manh mẽ, đáp ứng nhu cầu của con người.

Đáp án A: 

Nhu cầu phát triển công nghiệp quốc phòng

Đáp án B: 

Do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai

Đáp án C: 

Những thành tựu khoa học – kĩ thuật lần 1 tạo tiền đề cho CMKHKT – CN lần hai

Đáp án D: 

Do yêu cầu của cuộc sống con người

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Hãy chọn đáp án đúng nhất để điền chỗ ba chấm (...) trong đoạn đoạn văn sau: “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc .... đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ quả về nhiều mặt là vô cùng to lớn.”

Phương pháp giải : 

phân tích. 

Lời giải chi tiết : 

“Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc  cách mạng khoa học – kĩ thuật đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ quả về nhiều mặt là vô cùng to lớn.”

Đáp án A: 

cách mạng khoa học – kĩ thuật

Đáp án B: 

cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng

Đáp án C: 

cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đáp án D: 

cách mạng tư sản

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra trong lịch sử đều nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải : 

phân tích. 

Lời giải chi tiết : 

Đặt trong sự so sánh với cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 1, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (KH – KT) lần hai cũng phát triển do đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

Trong cách mạng KH- KT lần 1, so ở nước Anh nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra một loại máy làm cho năng suất dệt cao hơn. Vì thế, máy dệt bằng hơi nước và máy kéo sợi Gienni đã ra đời, năng suất nhiều hơn so với dệt bằng tay,

Đến những năm 40 của thế kỉ XX, do nhu cầu của cuộc sống con người ngày càng tăng cao, con người không chỉ muốn có nhiều quần áo nữa mà cần có cả các sản phẩm sạch, máy móc tiên nghi trên mọi lĩnh vực. Xuất phát từ yêu cầu này mà trong cuôc cách mạng KH – KT lần 2, con người đạt được nhiều thành tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực: sinh học, hóa học, vật lí, …cùng với đó là nguyên liệu mới, vật liệu mới, máy tính điện tử,…

Đáp án A: 

Giải quyết vấn đề bủng nổ dân số và ô nhiễm môi trường sinh thái

Đáp án B: 

Giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống.

Đáp án C: 

Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người

Đáp án D: 

Giải quyết những đòi hỏi từ quá trình sản xuất của con người. 

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ ngày nay là

Phương pháp giải : 

đánh giá

Lời giải chi tiết : 

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Khoa học – kĩ thuật là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

Đáp án A: 

Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Đáp án B: 

Khoa học gắn liền với kĩ thuật

Đáp án C: 

Mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ sản xuất

Đáp án D: 

Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ý nào sau đây được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cấu hóa đem lại cho tất cả các dân tộc trên thế giới?

Phương pháp giải : 

liên hệ

Lời giải chi tiết : 

-          Đáp án A, B: biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

-          Đáp án C: trong xu thế toàn cầu hóa, mối quan hệ giữa các nước được tăng cường, hợp tác cùng nhau phát triển, nhất là đối với các nước đang phát triển thì toàn cầu hóa là thời cơ để các nước này thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ của nước ngoài, kinh nghiệm quan lí của các nước phát triển.

-          Đáp án D: sự xung đột giữa các nền văn hóa là một trong những vấn đề cản trở sự giao lưu giữa các nước, không phải là thời cơ của xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án A: 

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ quốc tế

Đáp án B: 

Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực

Đáp án C: 

Các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài

Đáp án D: 

Sự xung đột, giao thoa giữa các nền văn hoá

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Điểm khác nhau căn bản giữa các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay so với các cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là

Phương pháp giải : 

So sánh. 

Lời giải chi tiết : 

Các cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX các phát minh bắt nguồn từ thực tiễn của sống, từ kinh nghiệm thực tiễn để sáng tạo ra.

Cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay, các phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Đáp án A: 

mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ ngành công nghiệp chế tạo. 

Đáp án B: 

mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các ngành khoa học cơ bản. 

Đáp án C: 

mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các ngành nghiên cứu khoa học.

Đáp án D: 

mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên kinh nghiệm thực tiến

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai đã gây ra những hậu quả tiêu cực đến đời sống con người

Phương pháp giải : 

phân tích. 

Lời giải chi tiết : 

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật thứ hai đã chế tạo ra nhiều lại máy móc mới => phát triển nhiều ngành công nghiêp hiện đại => tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho các ngành công nghiêp => tài kiệt tài nguyên thiên nhiên, môi trường bị ô nhiễm nặng.

Đáp án A: 

Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng. 

Đáp án B: 

Đưa con người trở về nền văn minh nông nghiệp

Đáp án C: 

Cơ cấu dân cư thay đổi, lao động công nông giảm đi. 

Đáp án D: 

Chế tạo ra các công cụ sản xuất mới. 

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Điền vào chỗ (….) cụm từ thích hợp:

Toàn cầu hóa là ….(1), là một thực tế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa là…(2) lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những….(3) to lớn.

Phương pháp giải : 

sắp xếp.

Lời giải chi tiết : 

Toàn cầu hóa xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn.

Đáp án A: 

 (1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thuận lợi.

Đáp án B: 

(1) xu thế chủ quan, (2) thách thức, (3) thuận lợi.

Đáp án C: 

(1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thách thức.

Đáp án D: 

(1) xu thế chủ quan, (2) thời cơ, (3) thách thức.

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Thách thức lớn nhất của Việt Nam trong xu thế toàn cấu hóa là gì?

Phương pháp giải : 

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết : 

Thách thức của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiên nay bao gồm:

+Hội nhập là điều không thể tránh khỏi, nhưng đòi hỏi phải có sự nhận thức tìm ra con đường đúng đắn để phát triển lợi thế, nếu không sẽ dễ rơi vào những sai lầm, rủi ro.

+Điểm xuất phát của các nước đang phát triển thường rất thấp, trình độ phát triển thấp, nguồn nhân lực hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu kém cho nên hòa nhập vào thế giới là điều khó khăn. Nó tạo ra nguy cơ tụt hậu cho các nước đang phát triển nếu bỏ lỡ cơ hội.

+ Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới, của các quan hệ kinh tế còn nhiều bất bình đẳng, gây thiệt hại cho các nước đang phát triển.

+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay.

+ Vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong đó, thách thức lớn nhất chính là sự cạnh tranh gay gắt của thị trường quốc tế, nếu không có sự điều chỉnh kip thời rất dễ có nguy cơ tụt hậu.

Đáp án A: 

Sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới.

Đáp án B: 

Quản lí, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài.

Đáp án C: 

Sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập.

Đáp án D: 

Sư bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa là

Phương pháp giải : 

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết : 

Xu thế toàn cầu hóa là cơ hội to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo nên những thách thức to lớn. Xu thế toàn cầu hóa tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia.

Chính vì thế, khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa vẫn cần giũ vừng nguyên tắc quan trọng nhất là giữ vững chủ quyền quốc gia.

Đáp án A: 

am hiểu luật pháp quốc tế. 

Đáp án B: 

cạnh tranh lành mạnh.

Đáp án C: 

giữ vững độc lập chủ quyền 

Đáp án D: 

bình đẳng trong cạnh tranh.

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN được xem là biểu hiện của xu thế nào trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XX?

Lời giải chi tiết : 

Đáp án: C

Đáp án A: 

Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ.

Đáp án B: 

Mĩ đẩy mạnh thiết lập trật tự thế giới đơn cực sau chiến tranh lạnh

Đáp án C: 

Xu thế hoà bình, hợp tác, đối thoại của các quốc gia trên thế giới.

Đáp án D: 

Sự điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước của các nước sau chiến tranh lạnh. 

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, cuộc cách mạng nào giữ vị trí then chốt đối với sự phát triển của thế giới?

Phương pháp giải : 

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết : 

Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 chia thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

- Giai đoạn 2: từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, những dạng năng lượng mới và công nghệ  sinh học và phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

Trong khi đó: cách mạng công nghiệp (đáp án D) đã diễn ra từ thế kỉ XVIII, cách mạng chất xám và cách mạng xanh trong nông nghiệp có ảnh hưởng đến một số nước (đáp án A, B) và 1 phần là hệ quả của cách mạng Khoa học – kĩ thuật.

=> Cách mang khoa học – công nghệ là cuộc cách mạng giữ vị trí then chốt đối với sự phát triển của thế giới từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay.

Đáp án A: 

“cách mạng chất xám”.

Đáp án B: 

“cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

Đáp án C: 

cách mạng công nghiệp.

Đáp án D: 

cách mạng khoa học – công nghệ.

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng bởi lý do nào sau đây

Phương pháp giải : 

 phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết : 

Các đáp án B, C, D là biểu hiện cụ thể của xu thế toàn cầu hóa.

- Thúc đẩy nhanh sự phát triển: ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật là điều kiện quan trọng đưa tới sự tăng trưởng nhanh về kinh tế thông qua tăng năng suất lao động lên gấp nhiều lần.

- Xã hội hóa lực lượng sản xuất: người lao động có trình độ chuyên môn hóa cao, xuất hiện tầng lớp công nhân tri thức.

Đáp án A: 

Thúc đẩy nhanh sự  phát triển và xã hội hóa lượng sản xuất.

Đáp án B: 

Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

Đáp án C: 

Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

Đáp án D: 

Thúc đẩy và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trong xu thế toàn cầu hóa, để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam cần phải làm gì?

Phương pháp giải : 

phân tích, liên hệ.

Lời giải chi tiết : 

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực với nội dung chủ đạo là kinh tế. Xuất phát từ nền kinh tế đang phát triển và dần hoàn thiện, Việt Nam cần có những chính sách cải cách sâu rộng trên nhiều lĩnh vực để thức đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Những cải cách này cũng cần phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.

Đáp án A: 

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.   

Đáp án B: 

Khai thác yếu tố tài nguyên có sẵn.

Đáp án C: 

Tiến hành cải cách sâu rộng.  

Đáp án D: 

Hợp tác, đầu tư với nước ngoài.

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Các tập đoàn như: Apple, Samsung, Microsoft, Facebook…nhắc đến biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa?

Phương pháp giải : 

 Liên hệ. 

Lời giải chi tiết : 

Sự xuất hiện của các tập đoàn như: Apple, Samsung, Microsoft, Facebook, …nhắc đến biểu hiện sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia của xu thế toàn cầu hóa.

Ví dụ như tập đoàn apple là một tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Califoria. Với lượng sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13,9 tỷ đô la Mỹ (2005), 74 triệu thiết bị iPhone được bán ra chỉ trong một quý 4 năm 2014 và có hơn 98.000 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác. Sản phẩm nổi tiếng nhất là máy tính máy nghe nhạc iPod (2001), chương trình nghe nhạc Itunes, điện thoại iphone (2007), máy tính bảng ipad (2010) và đồng hồ thông minh Apple Watch (2014-2015) hoạt động trên nhiều quốc gia trên thế giới.

Đáp án A: 

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

Đáp án B: 

Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

Đáp án C: 

Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

Đáp án D: 

Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và quốc tế.

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Phương pháp giải : 

Liên hệ.

Lời giải chi tiết : 

Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – công nghệ đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới, văn minh thông tin. Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, đó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược. Thông qua quá trình hội nhập, Việt Nam cần học hỏi trình độ quản lí, các thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đáp án A: 

khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.     

Đáp án B: 

ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuậ

Đáp án C: 

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 

Đáp án D: 

phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn.

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ý nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?

Phương pháp giải : 

Phân tích, liên hệ. 

Lời giải chi tiết : 

Đáp án A: trong xu thế toàn cầu hóa, mối quan hệ giữa các nước được tăng cường, hợp tác cùng nhau phát triển, nhất là đối với các nước đang phát triển thì toàn cầu hóa là thời cơ để các nước này thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ của nước ngoài, kinh nghiệm quan lí của các nước phát triển.

-  Đáp án B: sự xung đột giữa các nền văn hóa là một trong những vấn đề cản trở sự giao lưu giữa các nước, không phải là thời cơ của xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án C, D: biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án A: 

Các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài.

Đáp án B: 

Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới.

Đáp án C: 

Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế thương mại, tài chính ở các khu vực.

Đáp án D: 

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Sự kiện nào dưới đây là biểu hiện của việc “chống lại xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa”.

Phương pháp giải : 

phân tích, suy luận

Lời giải chi tiết : 

A, C, D: phản ánh sự khủng hoảng của các nước trong lĩnh vực kinh tế,  chính trị

B: sự kiện Anh muốn rời khỏi EU là biểu hiện cho việc đi ngược lại với xu thế của thế giới hiện nay đó là xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa.

Đáp án A: 

Cuộc khủng hoảng ở Ukraina từ năm 2013.

Đáp án B: 

Sự kiện Anh rút khỏi EU (Brexit).

Đáp án C: 

Các quốc gia nằm trong Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết lần lượt đòi tách ra thành lập cộng đồng SNG

Đáp án D: 

Cuộc chiến tranh thương mại Mĩ - Trung.


Bình luận